LÀNG PHONG TAM HIỆP
Nếu có dịp ghé qua Khu phố 5 – Phường Tam Hiệp, bạn sẽ nhìn thấy ngôi Làng của các bệnh nhân phong. Một ngôi Làng Làng nhỏ bé lọt tỏm giữa Tp. Biên Hoà rộng lớn. Đây là nơi cư ngụ và sinh sống của hơn 140 hộ gia đình bệnh nhân phong. Năm nay, Làng Phong Tam Hiệp kỷ niêm 40 năm thành lập. Làng Phong đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng người bệnh vẫn một lòng tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và sự trợ giúp của mọi người. Tôi muối gói gém câu chuyện 40 năm về Làng Phong trong bài viết này bằng hai chữ “nghĩa tình”.
Nếu có dịp ghé qua Khu phố 5 – Phường Tam Hiệp, bạn sẽ nhìn thấy ngôi Làng của các bệnh nhân phong. Một ngôi Làng Làng nhỏ bé lọt tỏm giữa Tp. Biên Hoà rộng lớn. Đây là nơi cư ngụ và sinh sống của hơn 140 hộ gia đình bệnh nhân phong. Năm nay, Làng Phong Tam Hiệp kỷ niêm 40 năm thành lập. Làng Phong đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng người bệnh vẫn một lòng tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và sự trợ giúp của mọi người. Tôi muối gói gém câu chuyện 40 năm về Làng Phong trong bài viết này bằng hai chữ “nghĩa tình”.
1.Tình yêu thuở ban đầu
Nếu tình yêu của hai người được phát xuất từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thì lịch sử về Làng Phong Tam Hiệp cũng có thể ví được như thế. Người già ở đây kể lại rằng, vào năm 1968 có 10 gia đình bệnh nhân phong và 8 gia đình tật nguyền khác quy tụ lại ở thôn Tấn Minh – xã Thanh Giản - Tp. Biên Hoà, thuộc giáo xứ Đa Minh, để định cư và sinh sống. Không ai bảo ai, chính tình yêu của những người đồng cảnh ngộ đã quy tụ họ lại với nhau, nương tựa nhau để sinh sống.
Vì phải mang trên mình căn bệnh quái ác, nên đời sống những ngày đầu của họ rất bấp bênh, nếu không muốn nói là bi đát trong một vùng xa xôi hẻo lánh này. Nghề “cái bang” là phương cách sinh sống duy nhất của họ. Trong một xã hội đâu đâu cũng có tiếng súng nổ, bom rơi, thì cuộc sống của những người bình thường còn khốn đốn huống chi là đời sống của những anh chị em bệnh nhân phong. Nhưng nhờ “tình tương thân tương ái”, họ cố bám trụ ở đây và tiếp tục cuộc sống. Họ đã sẵn sàng chia nhau miếng cơm, manh áo và cả những nỗi đau của kiếp nhân sinh. Thế rồi, tình cờ một vài người trong số họ gặp được một tu sĩ dòng Phanxicô trong chuyến hành khất từ Đình Phong Phú về, người tu sĩ đó là thầy Lê Trọng Nhung. OFM, người mà ngày nay người Làng Tam Hiệp vẫn quen gọi một cách thân thương là cha Nhung.
Kể từ cuộc gặp gỡ tình cờ đó, thầy Nhung đã tới thăm người cùi ngày càng nhiều hơn. Cảm thương trước những cảnh đời éo le và bất hạnh, thầy đã xin phép nhà Dòng đứng ra bảo bọc chở che đời sống cho họ. Thầy đã chạy vạy và gõ cửa nhiều người và xin sự viện trợ của Dòng để chữa bệnh cho người phong, lo cho họ có gạo, mì để sống qua ngày. Kể từ đó, thầy trở thành chổ dựa tinh thần cho họ. Tình yêu thương của thầy trở thành động lực lớn nhất để những người bệnh phong an tâm và đón nhận sự đau đớn của bệnh tật và cuộc sống nghèo khổ. Cha con Làng Phong Tam Hiệp đã đồng lao cộng khổ với nhau nhiều năm trời, nhất là những tháng ngày “mịt mờ” sau ngày giải phóng Miền Nam năm 1975. Nhưng nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và ân nhân, họ vẫn tồn tại và ngày một ổn định hơn về đời sống tinh thần và vật chất
Đến nay khi nhớ lại thuở hàn vi ấy, bệnh nhân Nguyễn Văn Vui đã nghẹn ngào tâm sự: “Câu chuyện đã xẩy ra lâu lắm rồi, nhưng tôi không thể nào quyên, đến lúc nhắm mắt cũng mang theo. Buổi chiều Giáng Sinh năm 1968, ông thầy đèo lên 20 kí gạo và 15 kí khoai mì chia cho anh em mừng Lễ Giáng Sinh (lúc đó có 185 bệnh nhân). Cha con nhìn nhau không ai cầm được nước mắt, hoàn cảnh đói khổ nhưng anh em cảm nhận được món quà đầy áp ân tình”. Đúng thế, chỉ tình người mới có sức mạnh tạo nên một cộng đoàn yêu thương trong khói lửa của chiến tranh và tình yêu ấy có nhiều cơ may để lớn lên.
Nếu tình yêu của hai người được phát xuất từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thì lịch sử về Làng Phong Tam Hiệp cũng có thể ví được như thế. Người già ở đây kể lại rằng, vào năm 1968 có 10 gia đình bệnh nhân phong và 8 gia đình tật nguyền khác quy tụ lại ở thôn Tấn Minh – xã Thanh Giản - Tp. Biên Hoà, thuộc giáo xứ Đa Minh, để định cư và sinh sống. Không ai bảo ai, chính tình yêu của những người đồng cảnh ngộ đã quy tụ họ lại với nhau, nương tựa nhau để sinh sống.
Vì phải mang trên mình căn bệnh quái ác, nên đời sống những ngày đầu của họ rất bấp bênh, nếu không muốn nói là bi đát trong một vùng xa xôi hẻo lánh này. Nghề “cái bang” là phương cách sinh sống duy nhất của họ. Trong một xã hội đâu đâu cũng có tiếng súng nổ, bom rơi, thì cuộc sống của những người bình thường còn khốn đốn huống chi là đời sống của những anh chị em bệnh nhân phong. Nhưng nhờ “tình tương thân tương ái”, họ cố bám trụ ở đây và tiếp tục cuộc sống. Họ đã sẵn sàng chia nhau miếng cơm, manh áo và cả những nỗi đau của kiếp nhân sinh. Thế rồi, tình cờ một vài người trong số họ gặp được một tu sĩ dòng Phanxicô trong chuyến hành khất từ Đình Phong Phú về, người tu sĩ đó là thầy Lê Trọng Nhung. OFM, người mà ngày nay người Làng Tam Hiệp vẫn quen gọi một cách thân thương là cha Nhung.
Kể từ cuộc gặp gỡ tình cờ đó, thầy Nhung đã tới thăm người cùi ngày càng nhiều hơn. Cảm thương trước những cảnh đời éo le và bất hạnh, thầy đã xin phép nhà Dòng đứng ra bảo bọc chở che đời sống cho họ. Thầy đã chạy vạy và gõ cửa nhiều người và xin sự viện trợ của Dòng để chữa bệnh cho người phong, lo cho họ có gạo, mì để sống qua ngày. Kể từ đó, thầy trở thành chổ dựa tinh thần cho họ. Tình yêu thương của thầy trở thành động lực lớn nhất để những người bệnh phong an tâm và đón nhận sự đau đớn của bệnh tật và cuộc sống nghèo khổ. Cha con Làng Phong Tam Hiệp đã đồng lao cộng khổ với nhau nhiều năm trời, nhất là những tháng ngày “mịt mờ” sau ngày giải phóng Miền Nam năm 1975. Nhưng nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và ân nhân, họ vẫn tồn tại và ngày một ổn định hơn về đời sống tinh thần và vật chất
Đến nay khi nhớ lại thuở hàn vi ấy, bệnh nhân Nguyễn Văn Vui đã nghẹn ngào tâm sự: “Câu chuyện đã xẩy ra lâu lắm rồi, nhưng tôi không thể nào quyên, đến lúc nhắm mắt cũng mang theo. Buổi chiều Giáng Sinh năm 1968, ông thầy đèo lên 20 kí gạo và 15 kí khoai mì chia cho anh em mừng Lễ Giáng Sinh (lúc đó có 185 bệnh nhân). Cha con nhìn nhau không ai cầm được nước mắt, hoàn cảnh đói khổ nhưng anh em cảm nhận được món quà đầy áp ân tình”. Đúng thế, chỉ tình người mới có sức mạnh tạo nên một cộng đoàn yêu thương trong khói lửa của chiến tranh và tình yêu ấy có nhiều cơ may để lớn lên.
2. Làng Phong Tam Hiệp lớn lên trong tình yêu.
Theo quy luật thường tình thì sau khi vượt qua những khó khăn ban đầu, tình yêu của con người mới có thể trưởng thành và sâu sắc hơn. Điều này rất đúng với Làng Phong Tan Hiệp. Hôm nay, khi đặt bước chân tới Làng Phong, chắc rằng ai cũng ngỡ ngàng vì sự thay da đổi thịt của nó. Nhưng có ai biết chăng, đàng sau những gì đang có là cả một nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều năm của Cha con thầy Fidel Nhung.
Với mục tiêu thoát nghèo và hoà nhập với cuộc sống của xã hội, Cha con Làng Phong Tam Hiệp đã nỗ lực rất nhiều với sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của nhiều ân nhân trong và ngoài nước. Nhờ thế, căn bệnh hiểm nghèo của người phong được đẩy lùi. Hiện nay Làng không còn bệnh nhân phong nào. Nhưng hậu quả của căn bệnh vẫn còn đó trên đôi tay, đôi chân tàn phế của nhiều bệnh nhân. Tuy thế, sự nổ lực của Cha con đã đưa đời sống kinh tế của các gia đình bệnh nhân đi lên mỗi ngày.
Cho đến nay Làng không còn gia đình bệnh nhân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Họ đã có nhà gạch, nhà tôn để ở, phần lớn là nhà tình nghĩa do â n nhân và chính quyền địa phương xây tặng. Đến năm 1982 Làng đã có đường rộng và bê tông hóa, năm 1994 Làng phong có điện và đời sống của họ thay đổi nanh chóng. Năm 1996-1998, Cha con đã xây được hai dãy nhà dưỡng lão cho các cụ ông và cụ bà ở. Những người bệnh mất khả năng lao động trong nhà dưỡng lão này được hưởng trợ cấp hàng tháng của thành phố. Còn những bệnh nhân lành lạnh và con em họ đã tự tìm công ăn việc như chạy xe ôm, ba gác, làm trong các công ty xí nghiệp, nhờ thế đời sống kinh tế của các gia đình ngày càng ổn định hơn.
Đời sống giáo dục ở Làng Phong là ưu tiên hàng đầu của cha con thầy Nhung. Ngay từ những năm đầu thầy đã quan tâm đến việc học hành của con em bệnh nhân phong. Thầy chia sẻ: “Đi đôi với việc xoa dịu nỗi đau bệnh tật của người phong, chúng tôi cũng tính đến chuyện xóa nỗi đau mù chữ mù nghĩa cho trẻ em và lên kế hoạch trồng người từ rất sớm”. Kể từ đó thầy mở các lớp học bổ túc lo xóa mù chữ cho trẻ em. Sau đó, thầy đã xây trường tiểu học và mời thầy cô ở ngoài vào dạy chữ cho các em. Khi xong chương trình tiểu các em được chuyển lên học ở các trường của nhà nước. Thế là phong trào học tập của Làng Phong ngày càng phát triển. Hiện nay Làng có hơn 300 em học sinh từ lớp 1-12 và có 3 em đang theo học đại học. Các em học sinh là niềm hy vọng cho tương lai của Làng Phong.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy đời sống đạo của Làng Phong cũng được mở ra. Cho đến nay, Làng Phong đã trở thành một giáo họ, với ngôi nhà nguyện khang trang và xinh đẹp, phục vụ cho đời sống đạo. Thầy Nhung cũng đã xin các cha và thầy ở Học viện Phanxicô giúp làm lễ cho bà con và dạy giáo lý cho thiếu nhi hàng tuần. Nhờ sự hiện diện của các cha, các thầy tinh thần đạo đức của anh chị em Làng phong ngày càng sâu sắc hơn.
Công lao gieo vãi 40 năm của Cha con thầy Nhung giờ đây đã bắt đầu cho hoa thơm quả ngọt. Đây là niềm vui không chỉ riêng của bà con Làng Phong Tam Hiệp, nhưng là của nhiều người, nhiều tổ chức đoàn thể đã yêu thương và quan tâm đến họ trong suốt thời gian qua.
Đến đây, chúng ta có thể ví câu chuyện về Làng Phong Tam Hiệp như một câu chuyện tình, được thêu dệt bằng biết bao nghĩa tình của nhiều trái tim yêu thương. Những gì Làng có được hôm nay như những hoa quả tốt đẹp được kết tinh từ những giọi mồ hôi vất vả của cha con thầy Nhung và sự quãng đại giúp đỡ của nhiều tổ chức và ân nhân. Nhưng trên hết, chúng ta cùng hiệp thông với anh chị em giáo dân Làng Phong Tam Hiệp cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã thương ban cho những người con bé nhỏ của Ngài trong suốt hành trình đã qua.
Cầu chúc các anh chị em ở Làng Phong Tam Hiệp bước sang một giai đoạn mới trong trang sử mới của Làng được Thiên Chúa chúc lành, anh chị em ân nhân tiếp tục nâng đỡ và có một đời sống tốt đời đẹp đạo, hòa nhịp với đời sống chung của xã hội và Giáo Hội.
Q.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét