XỨ NGHỆ THỜI “HẬU WTO”
Từ bao đời nay, mỗi lần nhắc đến quê hương xứ Nghệ, dân gian vẫn thuộc lòng câu ca dao:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ”
Chừng ấy chữ cũng đủ để diễn tả một vùng quê sông núi hữu tình với một vẻ đẹp thiên nhiên mà trời phú cho vùng quê được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt” này.
Cũng thế, khi nhắc đến tình yêu, tình người thì không ai lại không nhớ câu hò ví giặm:
“Ờ ! chớ khi mô Hồng Lĩnh hết cây,
Sông Lam hết nước,
Thì đó với đây mới hết “ơ” tình”.
Thế nhưng, khi đất nước chuyển mình vào thời “hậu WTO”, xứ Nghệ có còn giữ được nét đẹp hài hoà và nên thơ giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người nữa không?
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ”
Chừng ấy chữ cũng đủ để diễn tả một vùng quê sông núi hữu tình với một vẻ đẹp thiên nhiên mà trời phú cho vùng quê được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt” này.
Cũng thế, khi nhắc đến tình yêu, tình người thì không ai lại không nhớ câu hò ví giặm:
“Ờ ! chớ khi mô Hồng Lĩnh hết cây,
Sông Lam hết nước,
Thì đó với đây mới hết “ơ” tình”.
Thế nhưng, khi đất nước chuyển mình vào thời “hậu WTO”, xứ Nghệ có còn giữ được nét đẹp hài hoà và nên thơ giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người nữa không?
*Quá trình đô thị hoá đã len lõi vào tận ngõ vắng
Trở về xứ Nghệ sau nhiều năm “lưu lạc”, tôi giật mình về những thay đổi của quê hương. Những thay đổi bên ngoài của vùng quê xứ Nghệ chắc chắn ai thấy rồi cũng trầm trồ: nhiều nhà cao tầng, nhiều trường học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn mọc lên rất nhiều ở khắp Tp. Vinh và Tp. Hà Tĩnh. Kéo theo sau là một lối sống vội vả, bon chen của xã hội công nghiệp, đã dần thay thế lối sống “túc tắc” thời nông nhàn của người nông dân thôn quê. Họ vẫn còn rất bỡ ngỡ về những thay đổi nhanh chóng chung quanh họ.
Về đời sống kinh tế, một số gia đình đã phất lên nhờ đất có giá, số khác lại nghèo đi vì không còn ruộng để làm. Như thế, người ta đang bắt đầu làm quen với các công việc mang tính “hợp đồng – tiền lương”. Cái cơ chế kinh tế này đã làm mờ đi cái “tình làng nghĩa xóm” vẫn tồn tại hằng nghìn năm ở vùng đất này. Nhìn chung, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, không đói cơm thiếu áo như ngày nào nữa.
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tự nhiên cũng đang bị tàn phá một cách không thương tiếc. Những dòng sông xanh mát ngày nào giờ đã bị đục ngầu và đang trên đà đi đến cái chết như sông Thị Vải ở Đồng Nai. Những lũy tre làng bao bọc thôn xóm, những hàng cọ cao vút trước ngõ cũng đã “ra đi” để nhường chỗ cho các công trình xây cất…
Mặt trái của quá trình đô thị hoá thì nhiều vô kể. Điều đáng quan tâm nhất vẫn là sự thay đổi về lối sống cùa người dân ở vùng quê này. Khi tập làm dân “xì phố” và tiếp cận với lối sống đô thị, nhiều người đã tự cho mình cái quyền thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống. Điều này được thể hiện rõ nơi các bạn trẻ. Họ học đòi bắt chước lối sống vội vả và có tính thử nghiệm của cư dân đô thị. Vì thiếu hiểu biết và không được trang bị những kỷ năng để tự bảo vệ mình, một số bạn trẻ đã rơi vào vòng xoáy của “hưởng lạc và tội lỗi”. Điều này được chứng minh qua những “địa danh” rùng rợn với nạn ma tuý, mại dâm, trộm cắp…
Trong số đó, thì tội ác phá thai là một thực trạng đau lòng nhất. Chúng tôi đã có thời gian tiếp cận và thực hiện những công việc trong lĩnh vực này, nhằm bảo vệ sự sống của các thai nhi vô tội. Những câu chuyện có thật mà chúng tôi đã chứng kiến có thể nói lên được phần nào thực trạng của vùng quê này.
Trở về xứ Nghệ sau nhiều năm “lưu lạc”, tôi giật mình về những thay đổi của quê hương. Những thay đổi bên ngoài của vùng quê xứ Nghệ chắc chắn ai thấy rồi cũng trầm trồ: nhiều nhà cao tầng, nhiều trường học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn mọc lên rất nhiều ở khắp Tp. Vinh và Tp. Hà Tĩnh. Kéo theo sau là một lối sống vội vả, bon chen của xã hội công nghiệp, đã dần thay thế lối sống “túc tắc” thời nông nhàn của người nông dân thôn quê. Họ vẫn còn rất bỡ ngỡ về những thay đổi nhanh chóng chung quanh họ.
Về đời sống kinh tế, một số gia đình đã phất lên nhờ đất có giá, số khác lại nghèo đi vì không còn ruộng để làm. Như thế, người ta đang bắt đầu làm quen với các công việc mang tính “hợp đồng – tiền lương”. Cái cơ chế kinh tế này đã làm mờ đi cái “tình làng nghĩa xóm” vẫn tồn tại hằng nghìn năm ở vùng đất này. Nhìn chung, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, không đói cơm thiếu áo như ngày nào nữa.
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tự nhiên cũng đang bị tàn phá một cách không thương tiếc. Những dòng sông xanh mát ngày nào giờ đã bị đục ngầu và đang trên đà đi đến cái chết như sông Thị Vải ở Đồng Nai. Những lũy tre làng bao bọc thôn xóm, những hàng cọ cao vút trước ngõ cũng đã “ra đi” để nhường chỗ cho các công trình xây cất…
Mặt trái của quá trình đô thị hoá thì nhiều vô kể. Điều đáng quan tâm nhất vẫn là sự thay đổi về lối sống cùa người dân ở vùng quê này. Khi tập làm dân “xì phố” và tiếp cận với lối sống đô thị, nhiều người đã tự cho mình cái quyền thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống. Điều này được thể hiện rõ nơi các bạn trẻ. Họ học đòi bắt chước lối sống vội vả và có tính thử nghiệm của cư dân đô thị. Vì thiếu hiểu biết và không được trang bị những kỷ năng để tự bảo vệ mình, một số bạn trẻ đã rơi vào vòng xoáy của “hưởng lạc và tội lỗi”. Điều này được chứng minh qua những “địa danh” rùng rợn với nạn ma tuý, mại dâm, trộm cắp…
Trong số đó, thì tội ác phá thai là một thực trạng đau lòng nhất. Chúng tôi đã có thời gian tiếp cận và thực hiện những công việc trong lĩnh vực này, nhằm bảo vệ sự sống của các thai nhi vô tội. Những câu chuyện có thật mà chúng tôi đã chứng kiến có thể nói lên được phần nào thực trạng của vùng quê này.
*Những bà mẹ đau khổ nơi “chốn tử thần”
Ngày 15/06/2008 tôi tới một trung tâm thực hiện công việc phá thai có tiếng ở Tp. Vinh. Một bầu khí rất ảm đạm và buồn tênh diễn ra trước mắt tôi. Những hàng ghế dài chật ních người ngồi xem lẫn những tiếng thở dài não nề của những bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Trong số đó là những phụ nữ chờ khám thai và giải quyết đứa con trong bụng. Tôi đã trổ hết những “món tuyệt chiêu” đã học được từ nhà trường và thầy cô để tiếp cận “xã hội học” với một vài đối tượng mà mình nhắm tới.
Tôi đã gặp Hoa, một cô giáo cấp II, đến từ huyện Diễn Châu. Cô đã có 2 con: một trai và một gái. Hiện tại cô đã có thai được 4 tháng và cô quyết định phái thai. Cô và chồng cô đã quyết định như vậy. Lý do đơn giản là nhà trường cấm không cho sinh con thứ 3. Nếu để đứa bé thì sẽ bị mất nghề dạy học. Tôi đã nói qua cho cô biết về những tác hại của việc phá thai và nhất là quyền được sống của đứa trẻ trong bụng. Cô đã rất hoang mang và nhìn có vẽ luống tiếc và lượng lự, nhưng rồi cô chỉ nghẹn ngào trả lời tôi trong thất vọng: “Em không thể làm trái quy định của nước”.
Ở một bệnh viện khác thuộc TP. Vinh, chúng tôi gặp những trường hợp tương tự. Chị Liên tới đây để phá cái thai 6 tháng tuổi. Một bé trai khỏe mạnh. Lý do để chị và cả gia đình chị quyết định phá thai là thấy mẹ không khỏe lắm trong khi mang thai. Theo chủ quan chúng tôi thấy người mẹ có yếu hơn so với những phụ nữ bình thường, nhưng vẫn có thể giữ được đứa trẻ. Chúng tôi đã khuyên bảo đủ điều, nhằm giữ lại đứa bé khỏe mạnh này. Nhưng gia đình vẫn nghe theo lời của các bác sĩ hơn là chúng tôi. Không biết các bác sĩ ở đây đã tư vấn như thế nào, khuyên bảo điều gì mà họ đã đi đến quyết định bỏ đứa trẻ. Phải chăng những chiếc áo blu trắng đã vấy những vết máu của các em ?
Chúng tôi đã ra về trong thất vọng và mang theo một sự tiếc nuối vì sẽ có thêm một em bé nữa lại bị chính bố mẹ nó cướp mất sự sống. Và như dự đoán, ngày hôm sau chúng tôi đã nhận lại bé trai này trong thùng rác ở nhà vệ sinh của bệnh viện. Nhìn thấy một bé trai đỏ hỏn, có đủ mọi bộ phận của một con người bị bầm dập trong vũng máu, được bọc trong bịch ni lông màu đen. Có lẽ nó sắp được các nhân viên Y tế mang di vứt vào xe rác thải và đem đi vào một bãi rác nào đó trong thành phố. Chúng tôi không che dấu được niềm thương tiếc cho một sinh linh bé nhỏ không thể tự bảo vệ quyền sống cho chính mình, và đã đón nhận em về để lo cho em có được một nấm mồ như những đứa trẻ xấu số khác mà lâu nay chúng tôi đã lượm được từ các bệnh viện.
Trường hợp Chị Thu thì khác, đứa con trong bụng chị đã gần 6 tháng tuổi. Gia đình chị quyết định bỏ đứa bé này vì một lý do rất buồn cười: nếu sinh em bé thì sợ người ta cười chê và các anh chị nó xấu hổ với bạn bè vì nhà sẽ có thêm đứa con thứ 5. Những lý do to hơn mục đích này đã kết liễu sự sống của một bé trai vô tội. Nhưng chính vợ chồng chị Thu lại xem việc bỏ đứa con như chuyện thường ngày ở huyện. Khuôn mặt và những lời đối thoại của họ với chúng tôi trông chẳng có gì là tiếc nuối của một người cha, người mẹ cả. Họ xem việc bỏ đứa con của mình như việc đương nhiên và chính họ là người có đủ quyền để làm điều đó. Chúng tôi đã rất tiếc là không xin được đứa trẻ này để lo chuyện mồ mã cho em. Có lẽ em đang nằm lãnh lẽo và cô quạnh ở một bãi rác ngoại thành nào đó. Càng nghĩ, chúng tôi càng thương thay cho những trẻ em vô tội phải chết một cách oan ức như thế.
Cứ như vậy, mỗi ngày ở thành phố Vinh này lại có thêm hàng trăm bà mẹ, ông bố đã tự cho mình cái quyền giết chết những đứa con của mình một cách không thương tiếc. Chính những áp lực từ bên ngoài, những ý thích ích kỷ cá nhân và những lý do không đâu đã làm cho các ông bố, bà mẹ đi đến những quyết định sai lầm như thế. Hậu quả của hành động phá thai sẽ theo họ suốt cả đời người.
*Những giọt nước mắt muộn màng
Xác suất thành công của việc khuyên ngủ người ta bỏ ý định phá thai là rất ít ỏi. Nhóm BVSS Gioan Phaolô II đã hoạt động được hơn một năm nay, nhưng số người nghe lời tư vấn của các thành viên trong nhóm và bỏ ý định phá thai chỉ đếm đầu ngón tay. Tuy nhiên, trong số những người phớt lờ trước những lời khuyên đó cũng đã có lần rơi lệ và tiếc nuối.
Anh Chị Thanh, quê ở Đô Lương là một ví dụ rõ nhất. Họ đã bỏ qua tất cả những sự tư vấn rất chân tình của nhóm và đã quyết định bỏ đứa con 8 tháng tuổi của mình. Một lý do khiến họ đi đến quyết định này là nghe theo lời bác sĩ: “Thai bị quái dị”. Nhóm BVSS đã đề nghị anh chị để được giúp đỡ và nuôi đưỡng đứa bé nếu nó có mệnh hệ gì. Nhưng họ không nghe theo. Rốt cuộc họ đã giết chết đứa con trai tuấn tú và khôi ngô là hoa quả tình yêu của họ. Đứa bé này chỉ bị sứt môi nhẹ mà thôi. Y khoa hiện nay sẽ dư sức can thiệp để em được trở nên một đứa trẻ bình thường. Nhóm BVSS đã lo chôn cất bé như đám tang của bao trẻ con bình thường khác, ba của nó xin đi theo và anh ta đã rụt rùi hối tiếc, và khi nấm mồ được đắp xong cũng là lúc anh quỳ sụp xuống và giàn dũa nước mắt khóc lóc. Nhưng than ôi! Mọi chuyện đã quá trễ, đứa con trai của họ đã đi vào lòng đất lạnh mang theo nỗi đau là không được chào đời như đời như bao đứa trẻ bình thường khác.
Còn trường hợp chị Lương, quê ở TP.Vinh lại khác. Chị bị u nang trong khi mang thai. Thế là vợ chồng chị quyết định bỏ thai nhi 7 tháng tuổi của mình để giữ gìn sức khoẻ cho mẹ. Khi gặp chúng tôi rồi chị khóc thật nhiều và cảm thấy hối hận. Chị nói: “Nếu tui gặp các anh sớm thì tui để đẻ, chứ “khung mần ri” (không làm đặt thuốc) hại con chi cho tội nghiệp”. Sau đó chị như tỉnh giấc và hiểu được tác hại về việc phá thai và kể từ đó mỗi lần thấy người nào đến phòng để chờ làm thủ tục phá thai là chị khuyên ngăn.Trong chừng một tuần lễ sau đó, chị đã khuyên được 2 cô gái bỏ ý định phá thai về nhà sinh con, một ở Đức Thọ Hà Tĩnh và một ở Quỳnh Lưu Nghệ An. Ngày chúng tôi lên thăm chị và các “bà bầu” trong căn phòng tử thần của bệnh viện Ba Lan, chị đã kể lễ với tôi về những gì chị đã làm như là một “chiến tích”, bù đáp những lỡ lầm của mình. Sự hối tiếc của chị Lương đã biến chị trở thành một nhân chứng về niềm đau của những người mẹ khi phải bỏ đứa con của mình.
Những giọt nước mắt muộn màng vẫn còn đó ý nghĩa của nó vì con người vẫn là những cây sậy yếu đuối, nhưng chất chứa một sức mạnh biết suy tư và chọn lựa. Bỗng tôi nghĩ tới công tác “tư vấn” của chúng tôi đã thất bại triền miên nơi các bệnh viện vẫn còn chất chứa một niềm hy vọng vào sự tác động của ơn thánh Chúa và sự hoàn lương của bao con người lầm lạc.
Ngày 15/06/2008 tôi tới một trung tâm thực hiện công việc phá thai có tiếng ở Tp. Vinh. Một bầu khí rất ảm đạm và buồn tênh diễn ra trước mắt tôi. Những hàng ghế dài chật ních người ngồi xem lẫn những tiếng thở dài não nề của những bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Trong số đó là những phụ nữ chờ khám thai và giải quyết đứa con trong bụng. Tôi đã trổ hết những “món tuyệt chiêu” đã học được từ nhà trường và thầy cô để tiếp cận “xã hội học” với một vài đối tượng mà mình nhắm tới.
Tôi đã gặp Hoa, một cô giáo cấp II, đến từ huyện Diễn Châu. Cô đã có 2 con: một trai và một gái. Hiện tại cô đã có thai được 4 tháng và cô quyết định phái thai. Cô và chồng cô đã quyết định như vậy. Lý do đơn giản là nhà trường cấm không cho sinh con thứ 3. Nếu để đứa bé thì sẽ bị mất nghề dạy học. Tôi đã nói qua cho cô biết về những tác hại của việc phá thai và nhất là quyền được sống của đứa trẻ trong bụng. Cô đã rất hoang mang và nhìn có vẽ luống tiếc và lượng lự, nhưng rồi cô chỉ nghẹn ngào trả lời tôi trong thất vọng: “Em không thể làm trái quy định của nước”.
Ở một bệnh viện khác thuộc TP. Vinh, chúng tôi gặp những trường hợp tương tự. Chị Liên tới đây để phá cái thai 6 tháng tuổi. Một bé trai khỏe mạnh. Lý do để chị và cả gia đình chị quyết định phá thai là thấy mẹ không khỏe lắm trong khi mang thai. Theo chủ quan chúng tôi thấy người mẹ có yếu hơn so với những phụ nữ bình thường, nhưng vẫn có thể giữ được đứa trẻ. Chúng tôi đã khuyên bảo đủ điều, nhằm giữ lại đứa bé khỏe mạnh này. Nhưng gia đình vẫn nghe theo lời của các bác sĩ hơn là chúng tôi. Không biết các bác sĩ ở đây đã tư vấn như thế nào, khuyên bảo điều gì mà họ đã đi đến quyết định bỏ đứa trẻ. Phải chăng những chiếc áo blu trắng đã vấy những vết máu của các em ?
Chúng tôi đã ra về trong thất vọng và mang theo một sự tiếc nuối vì sẽ có thêm một em bé nữa lại bị chính bố mẹ nó cướp mất sự sống. Và như dự đoán, ngày hôm sau chúng tôi đã nhận lại bé trai này trong thùng rác ở nhà vệ sinh của bệnh viện. Nhìn thấy một bé trai đỏ hỏn, có đủ mọi bộ phận của một con người bị bầm dập trong vũng máu, được bọc trong bịch ni lông màu đen. Có lẽ nó sắp được các nhân viên Y tế mang di vứt vào xe rác thải và đem đi vào một bãi rác nào đó trong thành phố. Chúng tôi không che dấu được niềm thương tiếc cho một sinh linh bé nhỏ không thể tự bảo vệ quyền sống cho chính mình, và đã đón nhận em về để lo cho em có được một nấm mồ như những đứa trẻ xấu số khác mà lâu nay chúng tôi đã lượm được từ các bệnh viện.
Trường hợp Chị Thu thì khác, đứa con trong bụng chị đã gần 6 tháng tuổi. Gia đình chị quyết định bỏ đứa bé này vì một lý do rất buồn cười: nếu sinh em bé thì sợ người ta cười chê và các anh chị nó xấu hổ với bạn bè vì nhà sẽ có thêm đứa con thứ 5. Những lý do to hơn mục đích này đã kết liễu sự sống của một bé trai vô tội. Nhưng chính vợ chồng chị Thu lại xem việc bỏ đứa con như chuyện thường ngày ở huyện. Khuôn mặt và những lời đối thoại của họ với chúng tôi trông chẳng có gì là tiếc nuối của một người cha, người mẹ cả. Họ xem việc bỏ đứa con của mình như việc đương nhiên và chính họ là người có đủ quyền để làm điều đó. Chúng tôi đã rất tiếc là không xin được đứa trẻ này để lo chuyện mồ mã cho em. Có lẽ em đang nằm lãnh lẽo và cô quạnh ở một bãi rác ngoại thành nào đó. Càng nghĩ, chúng tôi càng thương thay cho những trẻ em vô tội phải chết một cách oan ức như thế.
Cứ như vậy, mỗi ngày ở thành phố Vinh này lại có thêm hàng trăm bà mẹ, ông bố đã tự cho mình cái quyền giết chết những đứa con của mình một cách không thương tiếc. Chính những áp lực từ bên ngoài, những ý thích ích kỷ cá nhân và những lý do không đâu đã làm cho các ông bố, bà mẹ đi đến những quyết định sai lầm như thế. Hậu quả của hành động phá thai sẽ theo họ suốt cả đời người.
*Những giọt nước mắt muộn màng
Xác suất thành công của việc khuyên ngủ người ta bỏ ý định phá thai là rất ít ỏi. Nhóm BVSS Gioan Phaolô II đã hoạt động được hơn một năm nay, nhưng số người nghe lời tư vấn của các thành viên trong nhóm và bỏ ý định phá thai chỉ đếm đầu ngón tay. Tuy nhiên, trong số những người phớt lờ trước những lời khuyên đó cũng đã có lần rơi lệ và tiếc nuối.
Anh Chị Thanh, quê ở Đô Lương là một ví dụ rõ nhất. Họ đã bỏ qua tất cả những sự tư vấn rất chân tình của nhóm và đã quyết định bỏ đứa con 8 tháng tuổi của mình. Một lý do khiến họ đi đến quyết định này là nghe theo lời bác sĩ: “Thai bị quái dị”. Nhóm BVSS đã đề nghị anh chị để được giúp đỡ và nuôi đưỡng đứa bé nếu nó có mệnh hệ gì. Nhưng họ không nghe theo. Rốt cuộc họ đã giết chết đứa con trai tuấn tú và khôi ngô là hoa quả tình yêu của họ. Đứa bé này chỉ bị sứt môi nhẹ mà thôi. Y khoa hiện nay sẽ dư sức can thiệp để em được trở nên một đứa trẻ bình thường. Nhóm BVSS đã lo chôn cất bé như đám tang của bao trẻ con bình thường khác, ba của nó xin đi theo và anh ta đã rụt rùi hối tiếc, và khi nấm mồ được đắp xong cũng là lúc anh quỳ sụp xuống và giàn dũa nước mắt khóc lóc. Nhưng than ôi! Mọi chuyện đã quá trễ, đứa con trai của họ đã đi vào lòng đất lạnh mang theo nỗi đau là không được chào đời như đời như bao đứa trẻ bình thường khác.
Còn trường hợp chị Lương, quê ở TP.Vinh lại khác. Chị bị u nang trong khi mang thai. Thế là vợ chồng chị quyết định bỏ thai nhi 7 tháng tuổi của mình để giữ gìn sức khoẻ cho mẹ. Khi gặp chúng tôi rồi chị khóc thật nhiều và cảm thấy hối hận. Chị nói: “Nếu tui gặp các anh sớm thì tui để đẻ, chứ “khung mần ri” (không làm đặt thuốc) hại con chi cho tội nghiệp”. Sau đó chị như tỉnh giấc và hiểu được tác hại về việc phá thai và kể từ đó mỗi lần thấy người nào đến phòng để chờ làm thủ tục phá thai là chị khuyên ngăn.Trong chừng một tuần lễ sau đó, chị đã khuyên được 2 cô gái bỏ ý định phá thai về nhà sinh con, một ở Đức Thọ Hà Tĩnh và một ở Quỳnh Lưu Nghệ An. Ngày chúng tôi lên thăm chị và các “bà bầu” trong căn phòng tử thần của bệnh viện Ba Lan, chị đã kể lễ với tôi về những gì chị đã làm như là một “chiến tích”, bù đáp những lỡ lầm của mình. Sự hối tiếc của chị Lương đã biến chị trở thành một nhân chứng về niềm đau của những người mẹ khi phải bỏ đứa con của mình.
Những giọt nước mắt muộn màng vẫn còn đó ý nghĩa của nó vì con người vẫn là những cây sậy yếu đuối, nhưng chất chứa một sức mạnh biết suy tư và chọn lựa. Bỗng tôi nghĩ tới công tác “tư vấn” của chúng tôi đã thất bại triền miên nơi các bệnh viện vẫn còn chất chứa một niềm hy vọng vào sự tác động của ơn thánh Chúa và sự hoàn lương của bao con người lầm lạc.
*Tạm kết
Mùa hè “nóng bỏng” đã qua để lại trong tôi bao dấu ấn và thao thức về quê hương xứ Nghệ trong thời kỳ đô thị hoá. Những dấu ấn về sự “thay da đổi thịt” của quê hương xen lẫn với nhiều mặt trái của nó. Tôi đau nỗi đau của nhiều thai nhi vô tội đã, đang và sẽ bị chính cha mẹ ruột của mình loại bỏ mỗi ngày ở nơi đây. Thương thay cho các em vì rằng các em không thể tự vệ cho chính mình. Bên cạnh đó, tôi cũng bị đánd động rất nhiều về nỗi đau của những mảnh đời lầm lỡ vì đã hành động dại dột mà tôi từng có dịp gặp gỡ và chia sẻ. Thân phận của họ đã bị nhuốm đầy nước mắt và cả máu nữa. Họ cần đến một sự cảm thông và chia sẻ hơn những sự lên án và loại trừ của chúng ta.
Sau hết, tôi cũng bị đánh động bởi tinh thần thiện nguyện phục vụ Chúa và sự sống các thai nhi của các “hai lúa” và các bạn sinh viên trẻ ở thành Vinh. Những người này đang là tấm gương về một đời sống đức tin mãnh liệt trong môi trường nghiệt ngã của quá trình tục hóa trong lòng xã hội Việt Nam hôm nay. Họ đang gõ một tiếng chuông đầy màu sắc ngôn sứ, nhằm cảnh tỉnh chúng ta và nhất là những ai đang dửng dưng chà đạp lên sự sống của con người.
Những ấn tượng khó phai về một xứ Nghệ thời hậu WTO đã gợi lên trong tôi nỗi niềm thao thức về đời sống chứng nhân cho Chúa Kitô trong thế giới hôm nay, nhất là vấn đề bảo vệ sự sống và nhân phẩm của những con người yếu thế và vô tội, đang bị người ta dày xéo và chà đạp một cách bi đát hơn bao giờ hết.
Nghệ Tĩnh, hè 2008
Mùa hè “nóng bỏng” đã qua để lại trong tôi bao dấu ấn và thao thức về quê hương xứ Nghệ trong thời kỳ đô thị hoá. Những dấu ấn về sự “thay da đổi thịt” của quê hương xen lẫn với nhiều mặt trái của nó. Tôi đau nỗi đau của nhiều thai nhi vô tội đã, đang và sẽ bị chính cha mẹ ruột của mình loại bỏ mỗi ngày ở nơi đây. Thương thay cho các em vì rằng các em không thể tự vệ cho chính mình. Bên cạnh đó, tôi cũng bị đánd động rất nhiều về nỗi đau của những mảnh đời lầm lỡ vì đã hành động dại dột mà tôi từng có dịp gặp gỡ và chia sẻ. Thân phận của họ đã bị nhuốm đầy nước mắt và cả máu nữa. Họ cần đến một sự cảm thông và chia sẻ hơn những sự lên án và loại trừ của chúng ta.
Sau hết, tôi cũng bị đánh động bởi tinh thần thiện nguyện phục vụ Chúa và sự sống các thai nhi của các “hai lúa” và các bạn sinh viên trẻ ở thành Vinh. Những người này đang là tấm gương về một đời sống đức tin mãnh liệt trong môi trường nghiệt ngã của quá trình tục hóa trong lòng xã hội Việt Nam hôm nay. Họ đang gõ một tiếng chuông đầy màu sắc ngôn sứ, nhằm cảnh tỉnh chúng ta và nhất là những ai đang dửng dưng chà đạp lên sự sống của con người.
Những ấn tượng khó phai về một xứ Nghệ thời hậu WTO đã gợi lên trong tôi nỗi niềm thao thức về đời sống chứng nhân cho Chúa Kitô trong thế giới hôm nay, nhất là vấn đề bảo vệ sự sống và nhân phẩm của những con người yếu thế và vô tội, đang bị người ta dày xéo và chà đạp một cách bi đát hơn bao giờ hết.
Nghệ Tĩnh, hè 2008
Quang Huyền, OFM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét