AI ĐANG “ĐỔ MÁU” CÁC THAI NHI
Ở VIỆT NAM?
Phá thai ở Việt Nam hiện nay là một thực trạng đau lòng, chúng ta dễ dàng đọc thấy trên báo chí, trên các trang Web, qua các số liệu thống kê và nhất là qua chứng kiến mỗi ngày. Hình như tình trạng này càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn vì quan điểm sai lầm của các cá nhân và xã hội về quyền sống của các trẻ thơ vô tội. Vậy ai là người đã và đang thực hiện những hành động phi nhân là giết hại sự sống các sinh linh bé nhỏ, giết hại thế hệ tương lai của đất nước và nhân loại?
1.Ông Nhà Nước
Không thể chối cãi được rằng Ông Nhà Nước là người có “công đầu” trong giết ạhn các thai nhi qua các chỉ thị, các chính sách Dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS&KHHGĐ).
Nhớ lại lần tư vấn cho một cô giáo cấp II ở một trung tâm phá thai của Nhà nước, tôi mới thực sự hiểu được sự thâm hiểm của ông nhà nước. Cô Hoa là một giáo viên, đã lập gia đình và có 2 đứa con gái. Vợ chồng cô đang mong muốn có một cậu “quý tử” để nối dọi tông đường. Thế là họ có được kết quả khi cô mang thai được 6 tháng. Họ đang trông mong đến ngày đứa bé chào đời. Đùng một cái chính sách của Thủ Tướng Chính Phủ ập tới: Các công chức nhà người phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách DS&KHHGĐ, thế là cô phải đến trung tâm để giải quyết đứa con trong bụng. Trước đi đến quyết tịnh này cô Hoa và chồng cũng đã phải đắn đo suy nghĩ nhiều, nhưng vì miếng cơn manh áo, nên đành chấp nhận chọn “bỏ đứa bé”, để cô được tiếp tục dạy học mà không bị nghỉ việc.
Đó là chuyện chúng tôi tận mắt chứng kiến, nhưng có biết bao nhiêu chuyện khác nữa như: “Bị phạt lúa vì sinh con thứ ba”, “Bị nghỉ việc, cách chức vì phá vỡ kế hoạch dân số”. Gần đây báo chí còn bàn đến những dịch vụ công công treo bảng “Hút Thai” như những bảng hiệu bình thường trên đường phố Hà Nội. Chúng ta phải nhìn nhận rằng các bệnh viện và các dịch vụ tư nhân này đã được Ông Nhà nước cấp phép hành nghề thì nó mới có thể tồn tại. Và như thế Ông Nhà nước là đầu mối chính thức cho việc giết hại các thai nhi. Chúng ta sẽ “rùng mình” khi biết rằng chính sách DS&KHHGĐ này được đặc biệt thực hiện cho các bệnh viện, với những chỉ tiêu gắt gao mà các Y, Bác sĩ phải thực hiện.
Câu chuyện thương tâm mà chúng tôi chứng kiến phần nào nói lên điều đó. Chị Hiền có thai được 7 tháng thì gia đình khuyên đến bệnh khám thai để biết thai có phát triển bình thường không và nhất là biết con trai hay con gái. Sau một này vợ chồng chị đã choáng váng khi nhận được kết “quái thai” và lời khuyên của bác sĩ là nên bỏ đứa bé. Họ đã dằn vặt cả ngày mới tin theo lời bác sĩ là bỏ đứa con, dù họ không muốn chút nào. Nhưng khi đứa bé bị sinh non là một cháu trai rất dễ thương, chỉ bị hở môi một chút. Vợ chồng chị Hiền đã khác lóc hối hận vì nghe theo lời bác sĩ mà giết mất đứa con. Anh ban tôi có lý khi cho rằng “Đó chỉ là tai nạn của chính sách Ds mà thôi”.
Có thể nói những quy định về chính sách DS&KHHGĐ hiện nay đã cách này hay cách khác “ép” người dân phải phá thai.
2.Những chiếc áo blouse dính máu
Một bác sĩ thân thiết “bật mí” với tôi về nguyên nhân chính dẫn đến hành động “bất nhân” của nhiều Y bác sĩ với các thai nhi là vì: “Họ lại là những người trực tiếp kiếm sống bằng việc giết các thai nhi, phá càng nhiều thì họ càng được nhiều tiền, giải quyết các thai càng lớn thì thù lao lại càng cao”. Tình trạng này xảy ra trong tất cả các bệnh viện, nhưng rõ nét nhất vẫn là ở các trung tâm phá thai tư nhân.
Theo tin của Vietnam.net ngày 22/07/2009: Bất chấp Pháp lệnh về Hành nghề y dược tư nhân, dịch vụ phá thai “chui” vẫn xuất hiện nhan nhản ở Hà Nội và Sài Gòn”. Kiểm tra Nhà bảo sanh Thiện Tâm quận 12, người ta nhận thấy cơ sở này vẫn tiếp nhận các ca yêu cầu nạo phá thai, trong đó có một số bệnh nhân chỉ mới 16 - 17 tuổi. Riêng trong tháng 6, sổ ghi chép ghi nhận có 42 nạo phá thai, trong đó có 17 ca phá thai bằng thuốc, 13 ca cho sinh non.
Còn ở theo báo thanh niên ngày 3/9/2009 thì ở Hà Nội có những phố Phá thai mọc lên công khai, khách đến phá thai đông và nhộn nhịp như đi mua sắm. Phóng viên bài viết này cho hay: “Dù đã chuẩn bị tinh thần, chúng tôi vẫn tá hỏa vì cứ chốc chốc, lại có những người nam hoặc nữ mặc áo blouse trắng giơ tay ra vẫy. Chi chít những tấm biển quảng cáo sản phụ khoa mọc lên ven đường. Ngoài những biển quảng cáo đơn thuần còn có những tấm biển có nội dung... “hút thai””. Đó chỉ là tình hình ở hai Tp. Hà Nội và Sài Gòn và nếu tính rộng ra 58 tỉnh thành khác nữa thì số bệnh viện, dịch vụ phá thai sẽ là vô số kể. Chúng ta cũng nên biết rằng, chỉ những Y bác sĩ chuyên khoa mới được phép thực hiện việc pha thai. Như thế mỗi ngày sẽ có hàng trăm chiếc áo blouse trắng đổ máu các thai nhi.
3. Ông Bà Nội Ngoại
Người ta sẽ cho là chuyện hoang đường vì “làm sao có chuyện ông là lại đi hại cháu của mình”, nhưng trong thực tế ở Việt Nam đó là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Thường thì khi con cái lỡ lầm hay vượt kế hoạch (sinh con thứ 3), thì các ông bà bắt con mình phải đi bệnh viện để giải quyết các thai trong bụng. Họ muốn giữ thanh danh cho gia đình, họ muốn chọn cái lợi cho gia đình và cho con của họ. Họ quên mất phẩm chất đạo đức luân lý và nhất là xem thường sự sống của con cháu mình.
Gần đây, có ông Thành từ Quãng Ngãi vào gặp chúng tôi để được thắp nén nhang cho một thai nhi mà ông bảo là cháu nội của ông. Ông kể lại rằng, con trai thứ hai của ông đã thương một cô bạn cùng lớp 12, hai đứa đã “ăn cơm trước kẻng” và nay cô gái đã mang thai được 4 thàng. Ông định lo đám cưới cho con, nhưng không may thay, con trai của ông phải đi nghĩa vụ quân sự và cô gái lại đậu vào đại học. Thế là chuyện cưới xin không thành, ông đã khuyên răn cô con dâu tương lai giữ đứa bé, để chờ con trai ông trở về sẽ tổ chức đám cười. Nhưng gia đình cô gái không chấp nhận, họ ép buộc cô gái phải giải quyết cái thai càng sớm càng tốt, để dự thanh danh cho gia đình, không để làng xóm chê cười và nhất là để con gái của họ tiếp tục học hành. Thế là họ đã dẫn con gái vào Sài Gòn để phái thai. Ông Thành đi theo vào, với mong muốn khuyên can, nhưng mọi chuyện đã muộn, đứa cháu của ông đã chết từ bao giờ. Ông ân hận vì không thể can ngăn, nên tìm đến với chúng tôi để xem thử cháu của ông có được một ngôi mồ yên nghỉ hay không và thắp cho cháu vài nén nhang tạ lỗi. Đó là một trong những trường hợp chúng tôi trực tiếp gặp, còn nhiều lắm những ông bà nội ngoại là tác nhân dẫn đến việc đổ máu các thai nhi vô tội.
4.Cha mẹ của các thai nhi
Họ là những người đã có cuộc sống buông thả, hưởng lạc dục tình hay có chồng hẳn hoi, nhưng không giám nhận lấy trách nhiệm làm bố mẹ. Vì thiếu hiểu biết nên họ đã ân thầm đi đến các bệnh viện và các trung tâm để giải quyết hậu quả.
Tôi đã gặp Loan, một sinh viên trường Đại học Công Nghiệp, em đã tìm đến một trung tâm phá thai tư nhân ở Sài Gòn để giải quyết cái thai 5 tháng. Cô đã “sống chung” như vợ chồng với một anh chàng họ sở. Khi phát hiện nàng có bầu, anh chàng đã đánh “bài chuồn”. Loan kể lại trong nướv mắt, cô giữ cái thai để mong muốn anh ta cưới cô, nhưng không ngờ…Và cô phải dấu cha mẹ và người thân và tự mình đi giải quyết hậu quả. Thế là thai nhi vô tội đang phát triển bình thười bị loại bỏ.
Có vô số những bà mẹ “bất đắc dĩ” khác cũng có chung một giải pháp nhanh nhất như thế để giải quyết “hậu quả” của mình. Như thế, vô tình họ đã tự tay sát hại những đứa con của họ mà không hề hay biết gì về quyền sống của các em cũng như những hậu qua về các mặt thể lý và tinh thần mà họ sẽ phải hứng chịu.
Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam tình trạng các cặp vợ chồng trẻ có xu hướng chọn lựa giới tình của các thai nhi bằng việc siêu âm. Theo trang Kinh tế và Đô thị ngày 11/06/2009 thì, “tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, có khoảng 1/3 các ca nạo phá thai có liên quan tới giới tính thai nhi”. Và như thế những cha mẹ của các thau nhi lại tự nguyện đi phá bỏ những đứa con, là kết quả của chính tình yêu vợ chồng của họ một cách tự nhiên, vì ích kỷ hay vì không thích con trai hay con gái.
Kết
Từ thực tế phủ phàng trên, chúng ta nhận thấy có quá nhiều người đang “nhúng tay” vào việc “đổ máu” các thai nhi một cách vô tội vạ ở Việt Nam hiện nay “Từ ông lớn đến ông bé”. Phải chăng họ không biết việc sát hại các thai nhi là một tội ác chống lại nhân lại, một tội ác xúc phạm đến quyền sống của chính các hài nhi vô tội và nhất là chống lại Thượng Đế là chủ sự sống của các em?
Chúng tôi không có quyền phán xét họ, nhưng dám chắc rằng với những gì họ đang thực hiện cho thấy họ tự cao tự đại cho mình cái quyền trên các thai nhi, họ tự đưa ra hằng ngàn lý do để biện minh cho hành vi phi nhân của mình. Dần dần tội ác này trở thành một việc làm bình thường trong một xã hội “lương tâm không bằng lương tháng” này.
Chúng tôi ngạo muội “điểm mặt” những thành phần đã và đang tiếp tục làm hại các thai nhi. với mong muốn nhỏ mọn là họ nhận ra những sai lầm của mình và biết quý trọng sự sống của các thai nhi vô tội, nhất là đừng “tra tay” giết hại các em nữa. Và đồng thời cũng muốn cảnh tỉnh với ai đó rằng: “Tiếng các thai nhi vẫn văng vẳng ngày đêm: ‘hãy cứu con’, ‘hãy giúp con’, ‘hãy cho con được sinh ra làm người’”. Nhưng có mấy ai nghe chăng những lời van xin thống thiết đó của các em?
QUANG HUYỀN
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2009
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009
Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009
LẮNG NGHE GIA ĐIỆU CUỘC SỐNG
Chúng ta có thể ví cuộc sống xung quanh ta là một bản trường ca bất tận, được thêu dệt bằng những giai điệu khác nhau từ những cảnh đời khác nhau. Chính mỗi người chúng ta, trong từng cảnh huống của đời mình đã, đang và sẽ cất lên những giai điệu khác nhau trong bản trường ca đó. Bạn hãy nhắm mắt lại, hít thở thật sâu và mở đôi tai trái tim mình ra chúng ta bắt đầu lắng nghe.
· Giai điệu hạnh phúc.
Dẫu cho rằng “đời là bể khổ”, “cuộc sống này là buồn nôn” như ai đó vẫn nói, nhưng cuộc đời xuang quanh ta vẫn luôn cất lên những giai điệu hạnh phúc.
Giai điệu này thể hiện trong niềm hạnh phúc của người mẹ chín tháng mười ngày cưu mang và mong đứa con chào đời, để rồi được ôm chầm con vào lòng và đặt những nụ hôn yêu thương lên gò mà tươi hồng của nó. Trong phút giây thiêng liêng và cảm động đó, niềm vui như tràn ngập trái tim người mẹ và những giọt nước mắt hạnh phúc vắn dài theo nhau lăn xuống trên gò má của chị ta. Giai điệu này đôi lúc rất đỗi đỗi đơn sơ, bình dị, nhưng mang trọn cả niềm hạnh phúc lớn lao. Ta có thể bắt gặp nó nơi hình ảnh của một cậu bé miền quê, suốt một buổi sáng trông chờ mẹ đi chợ về và đã nhận được gói quà mọn, chạy tung tăng đi khoe với đám bạn và chia nhau ăn. Giai điệu hạnh phúc cũng thực sự được cất lên một cách rõ ràng hơn nơi hai người nam nữ đang yêu. Mãnh lực tình yêu làm cho họ hạnh phúc vô bờ, để rồi mỗi lần được gần nhau, họ quấn quýt bên nhau như đôi chim non đang đùa vui trong vườn hoa cỏ mùa xuân. Và không biết từ bao giờ họ đã trở thành một phần cuộc đời của nhau, họ không thể thiêu nhau. Nếu bị xa nhau, họ lại nhớ nhớ thương thương, hình bóng của người yêu luôn bên họ, đi theo họ vào trong cuộc sống và cả trong giấc chiêm bao. Khi hạnh phúc đó đạt tới đỉnh điểm thì họ sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả và có thể chết vì người mình yêu.
Ôi! giai điệu hạnh phúc sao mà êm ái và bịn rịn lòng người thế? Những nốt nhạc vui của mỗi người đang đan quyện với nhau làm thành những giai điệu hoàn hảo về cả nội dung lẫn hình thức. Hạnh phúc cứ nối tiếp hạnh phúc đang làm cho cuộc sống quanh ta tràn đầy ý nghĩa.
· Giai điệu trầm hùng.
Bản trường ca cuộc sống vẫn được cất lên và một lúc nào đó chúng ta vẫn nghe được những giai điệu trầm hùng, làm cho trái tim ta hướng đến một hoài bão, một ước mơ cho dù ta đang phải sống trong đêm dài của cuộc đời.
Chúng ta có thể nghe được giai điệu này từ một em bé mồ côi tàn tật đang nỗ lực, cố gắng phấn đấu sống thật tốt và học thật giỏi, để trở thành người có ích cho đời. Em đang ước mơ một ngày nào đó vòng tay yêu thương của mọi người trên thế giới sẽ được gần nhau, trẻ thơ có được cuộc sống hạnh phúc vui vẻ bên mái ấm gia đình tràn đầy tình yêu của ba mẹ. Đó là một nét bi hùng mà cậu bé không hề biết mình đang cất lên làm rúng động bao cõi lòng. Cũnh thế, một học viên nghiện ma túy lâu năm đang quyết tâm cai nghiện ở một Trung tâm nọ, với mong muốn chiến thắng quá khứ lỡ lầm và sự giày vò của cơn nghiện để trở thành người có ích cho cộng đồng, và anh ta đã thành công. Việc làm của anh ta như làm đẹp thêm giai điệu trầm hùng của cuộc sống.
Cuộc sống quanh ta vẫn còn đó những nhạc sĩ vô danh đang viết lên những giai điệu bi hùng của cuộc sống, bằng chính nỗ lực không ngừng của bản thân họ. Giai điệu này như đánh thức những khả năng tiềm tàng nơi con người, giúp họ vượt lên số phận và những gì đang ngăn cản mình trở thành một con người tốt.
· Giai điệu thương đau.
Bên cạnh giai điệu hạnh phúc và bi hùng, chúng ta cũng không quên rằng các nỗi khổ đau, tai ương và thử thách vẫn luôn rình rập và có thể ụp xuống trên bất cứ ai. Chúng ta vẫn nghe văng vẳng đâu đó tiếng khóc than não nề của bà mẹ bị mất vĩnh viễn đứa con yêu của bà, lời nỉ non, ai oán của thiếu phụ mất chồng khi tuổi còn xuân, tiếng thở dài tuyệt vọng của một chàng trai bị chính người vợ mình yêu thương phụ tình…
Những giai điệu bi thương của cuộc sống vẫn thường cất lên bên ta như định mệnh nghiệt ngã của sự tình cờ. Những người đang đối mặt với nó mong nhận được nơi người khác một sự cảm thông chia sẻ, để được vơi dần những nỗi đau mà họ không hề mong muốn đang đè lên chính cuộc đời của họ.
· Lạc điệu não nề và tuyệt vọng.
Oái oăm thay, bên dòng đời vẫn còn những lạc điệu não nề tuyệt vọng đang được cất lên. Những âm thanh lạc lõng đó đang làm tê tái con tim của bao con người lương thiện.
Đâu đó người ta viết về một nhóm nam thanh nữ tú đang hủy hoại mình trong làn khói và cơn phê của ma túy hay trong cơn thác loạn của tình dục. Họ đang đánh đổi sự sống và tuổi trẻ tràn đầy hy vọng, tài sản quý giá nhất của đời người để chuốc lấy những đau thương và tuyệt vọng. Chúng ta có thể nghe được âm thanh lạc điệu này nơi những người tha hóa biến chất trong xã hội. Họ đang dùng sức mạnh và quyền lực của mình để “hút” những giọt mồ hôi và nước mắt của những người nông dân nghèo khổ nhất và đang say sưa hưởng lạc trên xương máu và sự sống còn của người khác. Tiền tài, danh vọng và lạc thú đang làm mù đôi mắt, làm điếc đôi tai và đóng băng con tim của những người đang cất lên những lạc điệu ấy.
Bao lâu những lạc điệu này còn cất lên thì bấy lâu nỗi đau của nhân thế của những con người vân tồn tại. Chúng ta không thể liệt kê vô vàn lạc điệu khác đang âm ỉ “thiêu đốt” những giai điệu đẹp của cuộc sống mà những người “mù điếc tâm hồn” vẫn không ngừng cất lên.
Bản trường ca cuộc sống vẫn âm vang bên dòng đời. Các giai điệu tuyệt vời của cuộc sống vẫn được cất lên bên các giai điệu thương đau như làm cho cuộc sống càng thêm phong phú. Nhờ thế, vòng tay yêu thương của con người được đan xen với lại nhau, trái tim của nhân loại được xích lại gần nhau hơn và cùng chung nhịp yêu thương và cảm thông. Nhưng không may thay, những lạc điệu của cuộc sống càng ngày mạnh lên bất thường, như lấn át những giai điệu hạnh phúc yêu thương và trầm hùng, khiến cho bản trường ca cuộc sống càng lúc càng buồn chán và nhạt nhẽo. Chính vì thế, tâm trạng người nghe ngày càng não nề và tuyệt vọng.
Mong sao các giai điệu vui tươi hạnh phúc và bi hùng luôn được mọi người cùng cất lên để xua tan những giai điệu thương đau và những lạc điệu bất thường, nhằm trả lại cho bản trường ca cuộc cuộc sống những giá trị Chân - Thiên - Mỹ vốn có của nó.
Quang Huyền, ofm
· Giai điệu hạnh phúc.
Dẫu cho rằng “đời là bể khổ”, “cuộc sống này là buồn nôn” như ai đó vẫn nói, nhưng cuộc đời xuang quanh ta vẫn luôn cất lên những giai điệu hạnh phúc.
Giai điệu này thể hiện trong niềm hạnh phúc của người mẹ chín tháng mười ngày cưu mang và mong đứa con chào đời, để rồi được ôm chầm con vào lòng và đặt những nụ hôn yêu thương lên gò mà tươi hồng của nó. Trong phút giây thiêng liêng và cảm động đó, niềm vui như tràn ngập trái tim người mẹ và những giọt nước mắt hạnh phúc vắn dài theo nhau lăn xuống trên gò má của chị ta. Giai điệu này đôi lúc rất đỗi đỗi đơn sơ, bình dị, nhưng mang trọn cả niềm hạnh phúc lớn lao. Ta có thể bắt gặp nó nơi hình ảnh của một cậu bé miền quê, suốt một buổi sáng trông chờ mẹ đi chợ về và đã nhận được gói quà mọn, chạy tung tăng đi khoe với đám bạn và chia nhau ăn. Giai điệu hạnh phúc cũng thực sự được cất lên một cách rõ ràng hơn nơi hai người nam nữ đang yêu. Mãnh lực tình yêu làm cho họ hạnh phúc vô bờ, để rồi mỗi lần được gần nhau, họ quấn quýt bên nhau như đôi chim non đang đùa vui trong vườn hoa cỏ mùa xuân. Và không biết từ bao giờ họ đã trở thành một phần cuộc đời của nhau, họ không thể thiêu nhau. Nếu bị xa nhau, họ lại nhớ nhớ thương thương, hình bóng của người yêu luôn bên họ, đi theo họ vào trong cuộc sống và cả trong giấc chiêm bao. Khi hạnh phúc đó đạt tới đỉnh điểm thì họ sẽ sẵn sàng hy sinh tất cả và có thể chết vì người mình yêu.
Ôi! giai điệu hạnh phúc sao mà êm ái và bịn rịn lòng người thế? Những nốt nhạc vui của mỗi người đang đan quyện với nhau làm thành những giai điệu hoàn hảo về cả nội dung lẫn hình thức. Hạnh phúc cứ nối tiếp hạnh phúc đang làm cho cuộc sống quanh ta tràn đầy ý nghĩa.
· Giai điệu trầm hùng.
Bản trường ca cuộc sống vẫn được cất lên và một lúc nào đó chúng ta vẫn nghe được những giai điệu trầm hùng, làm cho trái tim ta hướng đến một hoài bão, một ước mơ cho dù ta đang phải sống trong đêm dài của cuộc đời.
Chúng ta có thể nghe được giai điệu này từ một em bé mồ côi tàn tật đang nỗ lực, cố gắng phấn đấu sống thật tốt và học thật giỏi, để trở thành người có ích cho đời. Em đang ước mơ một ngày nào đó vòng tay yêu thương của mọi người trên thế giới sẽ được gần nhau, trẻ thơ có được cuộc sống hạnh phúc vui vẻ bên mái ấm gia đình tràn đầy tình yêu của ba mẹ. Đó là một nét bi hùng mà cậu bé không hề biết mình đang cất lên làm rúng động bao cõi lòng. Cũnh thế, một học viên nghiện ma túy lâu năm đang quyết tâm cai nghiện ở một Trung tâm nọ, với mong muốn chiến thắng quá khứ lỡ lầm và sự giày vò của cơn nghiện để trở thành người có ích cho cộng đồng, và anh ta đã thành công. Việc làm của anh ta như làm đẹp thêm giai điệu trầm hùng của cuộc sống.
Cuộc sống quanh ta vẫn còn đó những nhạc sĩ vô danh đang viết lên những giai điệu bi hùng của cuộc sống, bằng chính nỗ lực không ngừng của bản thân họ. Giai điệu này như đánh thức những khả năng tiềm tàng nơi con người, giúp họ vượt lên số phận và những gì đang ngăn cản mình trở thành một con người tốt.
· Giai điệu thương đau.
Bên cạnh giai điệu hạnh phúc và bi hùng, chúng ta cũng không quên rằng các nỗi khổ đau, tai ương và thử thách vẫn luôn rình rập và có thể ụp xuống trên bất cứ ai. Chúng ta vẫn nghe văng vẳng đâu đó tiếng khóc than não nề của bà mẹ bị mất vĩnh viễn đứa con yêu của bà, lời nỉ non, ai oán của thiếu phụ mất chồng khi tuổi còn xuân, tiếng thở dài tuyệt vọng của một chàng trai bị chính người vợ mình yêu thương phụ tình…
Những giai điệu bi thương của cuộc sống vẫn thường cất lên bên ta như định mệnh nghiệt ngã của sự tình cờ. Những người đang đối mặt với nó mong nhận được nơi người khác một sự cảm thông chia sẻ, để được vơi dần những nỗi đau mà họ không hề mong muốn đang đè lên chính cuộc đời của họ.
· Lạc điệu não nề và tuyệt vọng.
Oái oăm thay, bên dòng đời vẫn còn những lạc điệu não nề tuyệt vọng đang được cất lên. Những âm thanh lạc lõng đó đang làm tê tái con tim của bao con người lương thiện.
Đâu đó người ta viết về một nhóm nam thanh nữ tú đang hủy hoại mình trong làn khói và cơn phê của ma túy hay trong cơn thác loạn của tình dục. Họ đang đánh đổi sự sống và tuổi trẻ tràn đầy hy vọng, tài sản quý giá nhất của đời người để chuốc lấy những đau thương và tuyệt vọng. Chúng ta có thể nghe được âm thanh lạc điệu này nơi những người tha hóa biến chất trong xã hội. Họ đang dùng sức mạnh và quyền lực của mình để “hút” những giọt mồ hôi và nước mắt của những người nông dân nghèo khổ nhất và đang say sưa hưởng lạc trên xương máu và sự sống còn của người khác. Tiền tài, danh vọng và lạc thú đang làm mù đôi mắt, làm điếc đôi tai và đóng băng con tim của những người đang cất lên những lạc điệu ấy.
Bao lâu những lạc điệu này còn cất lên thì bấy lâu nỗi đau của nhân thế của những con người vân tồn tại. Chúng ta không thể liệt kê vô vàn lạc điệu khác đang âm ỉ “thiêu đốt” những giai điệu đẹp của cuộc sống mà những người “mù điếc tâm hồn” vẫn không ngừng cất lên.
Bản trường ca cuộc sống vẫn âm vang bên dòng đời. Các giai điệu tuyệt vời của cuộc sống vẫn được cất lên bên các giai điệu thương đau như làm cho cuộc sống càng thêm phong phú. Nhờ thế, vòng tay yêu thương của con người được đan xen với lại nhau, trái tim của nhân loại được xích lại gần nhau hơn và cùng chung nhịp yêu thương và cảm thông. Nhưng không may thay, những lạc điệu của cuộc sống càng ngày mạnh lên bất thường, như lấn át những giai điệu hạnh phúc yêu thương và trầm hùng, khiến cho bản trường ca cuộc sống càng lúc càng buồn chán và nhạt nhẽo. Chính vì thế, tâm trạng người nghe ngày càng não nề và tuyệt vọng.
Mong sao các giai điệu vui tươi hạnh phúc và bi hùng luôn được mọi người cùng cất lên để xua tan những giai điệu thương đau và những lạc điệu bất thường, nhằm trả lại cho bản trường ca cuộc cuộc sống những giá trị Chân - Thiên - Mỹ vốn có của nó.
Quang Huyền, ofm
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ SỰ SỐNG
ĐÔI ĐIỀU VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ SỰ SỐNG
Ở XỨ NGHỆ
Hoạt động bảo vệ sự sống diễn ra ở Việt Nam hơn cả chục năm nay. Riêng ở xứ Nghệ thì hoạt động này chỉ mới diễn ra trong vài năm trở lại đây. Từ thực trạng xã hội trong quá trình đô thị hóa cùng với những mặt trái của nó đã và đang làm băng hoại đời sống đạo đức của nhiều người, nhất là người trẻ. Trong số đố, tệ nạn phá thai là vấn đề nóng bỏng và gây nhiều bức xúc cho những người có lương tri.
Trước tình cảnh đó, có một số giáo dân ở giáo xứ Yên Dại đã quy tụ lại và cộng tác với nhau, mày mò và chập chững bước vào công việc rất ý nghĩa và cũng không thiếu phần khó khăn này. Nhưng những gì họ đã và đang thực hiện vì sự sống của các thai nhi vô tội là điều đáng được ghi nhận.
1.Giết hại sự sống ở xứ Nghệ - Một thực trạng đau lòng
Trong những năm gần đây việc phá thai ở xứ Nghệ đã trở thành một thực trạng đau lòng đối với nhiều người. Hiện nay các bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã mọc lên như nấm ở Vinh và Hà Tĩnh. Riêng ở Vinh đã có hơn 10 bệnh viện thực hiện dịch vụ nạo phá thai. Ngoài ra, còn có hàng chục dịch vụ tư nhân tham gia vào công việc này.
Ước tính trung bình ở Vinh mỗi ngày có khoảng 300-500 ca nạo phá thai. Như thế, mỗi ngày có khoảng 300-500 đứa trẻ bị chính cha mẹ của mình giết chết.
Các nguyên nhân chính mà các bà mẹ đi đến quyết định phá thai là thực hiện chính sánh kế hoạch hóa gia đình của nhà nước, và lỡ lầm do cuộc sống buông thả và thác loạn về tình dục. Hiện nay trung bình mỗi ngày các thành viên trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II gom và chôn cất từ 20-50 thai nhi trên phạm vi Nghệ An và Hà Tĩnh. Một con số thật khiêm tốn so với con số thực tế ở địa phương này, nhưng đây là một cố gắng của các anh chị trong nhóm, vì công việc của họ đang bị người ta hiểu nhầm và lên án.
2.Những tấm lòng thiện chí giữa một thế giới không hiểu họ
Khoảng 2 năm trước đây, Anh Nguyễn Hữu Chắc có dịp tiếp cận cuộc sống ở xứ Nghệ. Anh đã rong ruỗi trong nhiều tháng trời để nhận diện các vấn đề đang diễn ra ở đây. Anh đã thâm nhập vào trong đời sống của người dân, nhất là giới tri thức và sinh viên. Cuối cùng anh đã quyết định cùng với một số các anh chị em thiện chí khác lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho sự sống của các thai nhi.
Vạn sự khởi đầu nan, mọi chuyện bắt đầu diễn ra trong muôn vàn khó khăn. Họ như những người đang sống trong một thế giới không hiểu họ.
Chứng kiến những việc làm trông có vẽ ngây ngô và lãng phí thời gian của nhóm, nhiều người cả lương dân và công giáo đều hiểu nhầm và lên án họ. Các bác sĩ và một số người dân xem công việc tư vấn của nhóm ở các bệnh viện và các trung tâm là việc làm đáng kinh tởm, nếu không muốn nói là điên khùng. Một số người khác cho rằng hành động phá thai là chuyện riêng của họ và việc làm này giúp họ giảm số con và gia đình họ sẽ hạnh phúc. Can ngăn, khuyên bảo họ đừng phá thai là hành động cản trở không cho họ hạnh phúc và là việc làm thất đức. Từ cái nhìn phiến diện đó, họ đã tìm cách ngăn cản và xua đuổi các thành viên của nhóm khi họ tiếp cận với người đến phá thai. Hơn thế nữa, họ tìm mọi cách để vu khống cho nhóm. Họ coi việc làm này là chống lại chính sách của Nhà nước hay tay sai của một nhóm kỳ dị nào đó. Một số khác lại nghi ngờ các thành viên trong nhóm lượm xác các thai nhi để bán cho Trung Quốc…
Người công giáo thì coi nhóm này là một nhóm lạc đạo, vì họ đọc kinh cầu nguyện cho các thai nhi, tìm mọi cách để tuyên truyền cho mọi người biết quý trọng sự sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội. Đòn tấn công của những người chủ trương loại trừ là rêu rao, tìm mọi cách và dùng mọi lời nói để làm nhụt chí các thành viên của nhóm. Trước các trở ngại như thế, thì tinh thần của các anh chị trong nhóm càng vững vàng hơn và họ xác tín hơn về công việc thánh thiêng mà họ đang cộng tác với Chúa để bảo vệ sự sống của con người.
Cuối cùng, nhiều người cũng đã nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của công việc bảo vệ sự sống và tinh thần đầy thiện chí của nhóm và bắt đầu quay lại ủng hộ nhóm.
3.Vượt qua những khó khăn vì sự sống của con người
Sống trong một thế giới không hiểu họ, Nhóm Bảo Vệ Sự Sống vẫn kiên trì và tiếp tục công việc của mình. Sự kiên trì và chịu khó trong công việc và nhất là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa đã dẫn đưa nhóm tới những hành động cụ thể để bênh vực cho sự sống của con người.
Chứng kiến những việc làm tốt lành của anh chị em trong nhóm với những người bất hạnh và những thai nhi vô tội, nhiều người trước đây chống đối hoặc dửng dưng với nhóm đã trở lại ủng hộ nhóm.
Về phía các bác sĩ, ở một số bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã “bắt tay” với nhóm trong việc này, bằng cách “làm thinh” cho nhóm hoạt động lượm các thai nhi trong các thùng rác. Thậm chí có một số bác sĩ còn gọi điện, nhắn tin cho nhóm tới nhận các thai nhi hoặc giúp đỡ các thai phụ không muốn bỏ con mình.
Về phía Giáo hội, các linh mục trong địa phận đã lên tiếng ủng hộ nhóm và tìm mọi cách giúp đỡ nhóm về cả vật chất và tinh thần. Gần đây cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước đã “làm bạn” và đồng hành với nhóm. Nhờ sự quan tâm của ngài, các thành viên như có thêm một sự động viên quý báu cho công việc của mình. Các anh chị em trong nhóm ngày càng xác tin hơn vào giá trị tốt lành của công việc mình đang làm, và nhất là qua đó họ muốn gõ những tiếng chuông ngân, thức tỉnh bao tâm hồn đang lạc lối, tìm về với giá trị của Tin Mừng.
Cuối cùng, phải kể đến sự hy sinh âm thầm cầu nguyện của bà con giáo dân trong giáo phận. Nhờ sự hy sinh này mà nhóm đã xây dựng được hai Nghĩa Trang Anh Hài ở Hà Tĩnh để chôn cất các em. Ngoài ra phải nhắc đến sự hy sinh giúp đỡ của các gia đình và các nhà tình thương đã và đang cưu mang các thai phụ trong thời gian sinh nở và các cháu bị mẹ chúng bỏ lại sau khi sinh.
4.Thay lời kết
Khi viết đôi điều về Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Vinh, tôi nhận thấy đây là một công việc tốt lành và rất có nghĩa trong việc bảo vệ và tôn trọng sự sống và phẩm giá của con người trong một nền văn hóa sự chết, nhất là sự sống của các thai nhi vô tội.
Các thành viên trong nhóm đã ý thức được rằng họ đang cộng tác với Thiên Chúa trong công việc thánh thiêng này. Chính Thiên Chúa đã khởi sự và đang đồng hành với nhóm, để họ làm công việc của Ngài. Tuy vậy, nhóm Bảo Vệ Sự Sống hiện đang còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện để hoạt động, nhất là kinh phí để nuôi dưỡng các thai phụ vá các cháu sơ sinh mà mẹ các em không thể nuôi các em trong điều kiện cuộc sống hiện tại. Chính vì thế, nhóm đang rất mong nhận được những đôi tay quảng đại của các ân nhân và tổ chức muốn cộng tác với Thiên Chúa trong cộng việc tốt lành mà Ngài đã khởi sự nơi mãnh đất xứ Nghệ này.
Ở XỨ NGHỆ
Hoạt động bảo vệ sự sống diễn ra ở Việt Nam hơn cả chục năm nay. Riêng ở xứ Nghệ thì hoạt động này chỉ mới diễn ra trong vài năm trở lại đây. Từ thực trạng xã hội trong quá trình đô thị hóa cùng với những mặt trái của nó đã và đang làm băng hoại đời sống đạo đức của nhiều người, nhất là người trẻ. Trong số đố, tệ nạn phá thai là vấn đề nóng bỏng và gây nhiều bức xúc cho những người có lương tri.
Trước tình cảnh đó, có một số giáo dân ở giáo xứ Yên Dại đã quy tụ lại và cộng tác với nhau, mày mò và chập chững bước vào công việc rất ý nghĩa và cũng không thiếu phần khó khăn này. Nhưng những gì họ đã và đang thực hiện vì sự sống của các thai nhi vô tội là điều đáng được ghi nhận.
1.Giết hại sự sống ở xứ Nghệ - Một thực trạng đau lòng
Trong những năm gần đây việc phá thai ở xứ Nghệ đã trở thành một thực trạng đau lòng đối với nhiều người. Hiện nay các bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã mọc lên như nấm ở Vinh và Hà Tĩnh. Riêng ở Vinh đã có hơn 10 bệnh viện thực hiện dịch vụ nạo phá thai. Ngoài ra, còn có hàng chục dịch vụ tư nhân tham gia vào công việc này.
Ước tính trung bình ở Vinh mỗi ngày có khoảng 300-500 ca nạo phá thai. Như thế, mỗi ngày có khoảng 300-500 đứa trẻ bị chính cha mẹ của mình giết chết.
Các nguyên nhân chính mà các bà mẹ đi đến quyết định phá thai là thực hiện chính sánh kế hoạch hóa gia đình của nhà nước, và lỡ lầm do cuộc sống buông thả và thác loạn về tình dục. Hiện nay trung bình mỗi ngày các thành viên trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II gom và chôn cất từ 20-50 thai nhi trên phạm vi Nghệ An và Hà Tĩnh. Một con số thật khiêm tốn so với con số thực tế ở địa phương này, nhưng đây là một cố gắng của các anh chị trong nhóm, vì công việc của họ đang bị người ta hiểu nhầm và lên án.
2.Những tấm lòng thiện chí giữa một thế giới không hiểu họ
Khoảng 2 năm trước đây, Anh Nguyễn Hữu Chắc có dịp tiếp cận cuộc sống ở xứ Nghệ. Anh đã rong ruỗi trong nhiều tháng trời để nhận diện các vấn đề đang diễn ra ở đây. Anh đã thâm nhập vào trong đời sống của người dân, nhất là giới tri thức và sinh viên. Cuối cùng anh đã quyết định cùng với một số các anh chị em thiện chí khác lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho sự sống của các thai nhi.
Vạn sự khởi đầu nan, mọi chuyện bắt đầu diễn ra trong muôn vàn khó khăn. Họ như những người đang sống trong một thế giới không hiểu họ.
Chứng kiến những việc làm trông có vẽ ngây ngô và lãng phí thời gian của nhóm, nhiều người cả lương dân và công giáo đều hiểu nhầm và lên án họ. Các bác sĩ và một số người dân xem công việc tư vấn của nhóm ở các bệnh viện và các trung tâm là việc làm đáng kinh tởm, nếu không muốn nói là điên khùng. Một số người khác cho rằng hành động phá thai là chuyện riêng của họ và việc làm này giúp họ giảm số con và gia đình họ sẽ hạnh phúc. Can ngăn, khuyên bảo họ đừng phá thai là hành động cản trở không cho họ hạnh phúc và là việc làm thất đức. Từ cái nhìn phiến diện đó, họ đã tìm cách ngăn cản và xua đuổi các thành viên của nhóm khi họ tiếp cận với người đến phá thai. Hơn thế nữa, họ tìm mọi cách để vu khống cho nhóm. Họ coi việc làm này là chống lại chính sách của Nhà nước hay tay sai của một nhóm kỳ dị nào đó. Một số khác lại nghi ngờ các thành viên trong nhóm lượm xác các thai nhi để bán cho Trung Quốc…
Người công giáo thì coi nhóm này là một nhóm lạc đạo, vì họ đọc kinh cầu nguyện cho các thai nhi, tìm mọi cách để tuyên truyền cho mọi người biết quý trọng sự sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội. Đòn tấn công của những người chủ trương loại trừ là rêu rao, tìm mọi cách và dùng mọi lời nói để làm nhụt chí các thành viên của nhóm. Trước các trở ngại như thế, thì tinh thần của các anh chị trong nhóm càng vững vàng hơn và họ xác tín hơn về công việc thánh thiêng mà họ đang cộng tác với Chúa để bảo vệ sự sống của con người.
Cuối cùng, nhiều người cũng đã nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của công việc bảo vệ sự sống và tinh thần đầy thiện chí của nhóm và bắt đầu quay lại ủng hộ nhóm.
3.Vượt qua những khó khăn vì sự sống của con người
Sống trong một thế giới không hiểu họ, Nhóm Bảo Vệ Sự Sống vẫn kiên trì và tiếp tục công việc của mình. Sự kiên trì và chịu khó trong công việc và nhất là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa đã dẫn đưa nhóm tới những hành động cụ thể để bênh vực cho sự sống của con người.
Chứng kiến những việc làm tốt lành của anh chị em trong nhóm với những người bất hạnh và những thai nhi vô tội, nhiều người trước đây chống đối hoặc dửng dưng với nhóm đã trở lại ủng hộ nhóm.
Về phía các bác sĩ, ở một số bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã “bắt tay” với nhóm trong việc này, bằng cách “làm thinh” cho nhóm hoạt động lượm các thai nhi trong các thùng rác. Thậm chí có một số bác sĩ còn gọi điện, nhắn tin cho nhóm tới nhận các thai nhi hoặc giúp đỡ các thai phụ không muốn bỏ con mình.
Về phía Giáo hội, các linh mục trong địa phận đã lên tiếng ủng hộ nhóm và tìm mọi cách giúp đỡ nhóm về cả vật chất và tinh thần. Gần đây cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước đã “làm bạn” và đồng hành với nhóm. Nhờ sự quan tâm của ngài, các thành viên như có thêm một sự động viên quý báu cho công việc của mình. Các anh chị em trong nhóm ngày càng xác tin hơn vào giá trị tốt lành của công việc mình đang làm, và nhất là qua đó họ muốn gõ những tiếng chuông ngân, thức tỉnh bao tâm hồn đang lạc lối, tìm về với giá trị của Tin Mừng.
Cuối cùng, phải kể đến sự hy sinh âm thầm cầu nguyện của bà con giáo dân trong giáo phận. Nhờ sự hy sinh này mà nhóm đã xây dựng được hai Nghĩa Trang Anh Hài ở Hà Tĩnh để chôn cất các em. Ngoài ra phải nhắc đến sự hy sinh giúp đỡ của các gia đình và các nhà tình thương đã và đang cưu mang các thai phụ trong thời gian sinh nở và các cháu bị mẹ chúng bỏ lại sau khi sinh.
4.Thay lời kết
Khi viết đôi điều về Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Vinh, tôi nhận thấy đây là một công việc tốt lành và rất có nghĩa trong việc bảo vệ và tôn trọng sự sống và phẩm giá của con người trong một nền văn hóa sự chết, nhất là sự sống của các thai nhi vô tội.
Các thành viên trong nhóm đã ý thức được rằng họ đang cộng tác với Thiên Chúa trong công việc thánh thiêng này. Chính Thiên Chúa đã khởi sự và đang đồng hành với nhóm, để họ làm công việc của Ngài. Tuy vậy, nhóm Bảo Vệ Sự Sống hiện đang còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện để hoạt động, nhất là kinh phí để nuôi dưỡng các thai phụ vá các cháu sơ sinh mà mẹ các em không thể nuôi các em trong điều kiện cuộc sống hiện tại. Chính vì thế, nhóm đang rất mong nhận được những đôi tay quảng đại của các ân nhân và tổ chức muốn cộng tác với Thiên Chúa trong cộng việc tốt lành mà Ngài đã khởi sự nơi mãnh đất xứ Nghệ này.
Thứ Năm, 9 tháng 7, 2009
NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG
NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG
Tôi nghe nói về tổ chức Bảo vệ sự sống từ nhiều năm nay và cũng đã đọc rất nhiều bài viết về vấn đề này. Trong thời gian này tôi được tham gia chính thức vào một nhóm Bảo vệ sự sống và đã bắt đầu công việc này một thời gian ngắn. Qua công việc tôi đã chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và suy nghĩ về vấn đề rất tế nhị, nhưng cũng hết sứ thương tâm này. Hôm nay, tôi ghi lại dưới đây vài điều mà tôi đã nghe và thấy, như một chia sẻ chân tình gởi tới mọi người.
Tôi nghe nói rằng sự phá thai ở Việt Nam ta đang đứng vào bậc nhất thế giới, mỗi năm có hàng triệu đứa trẻ đã bị cha mẹ nó giết đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Rồi tôi cũng nghe nói đến những sự giả man của các bác sĩ hành nghề phá thai, sự hối tiếc quá muôn màng của một số bà mẹ sau khi giết đứa con còn trong bụng của mình.v.v..Tất cả những điều đó đã đánh động tôi, nhưng tôi chưa thực sự đau đớn về vấn đề này.
Ngày 15/06/2005 tôi tới một thực hiện công việc phá thai có tiếng ở Tp. Vinh. Một bầu khí rất ảm đạm và buồn tênh diễn ra trước mắt tôi. Những hàng ghế dài chật ních người ngồi xem lẫn những tiếng thở dài não nề của những bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Tất cả họ đều là những phụ nữ có chung một mục đích là khám thai và giải quyết đứa con trong bụng. Tôi đã trổ hết những “món tuyệt chiêu” đã học được từ nhà trường và thầy cô để tiếp cận “xã hội học” với một vài đối tượng mà mình nhắm tới.
Tôi đã gặp Hoa, một cô giáo cấp II, đến từ huyện Diễn Châu. Cô đã có 2 người con: một trai và một gái. Hiện tại cô đã có thai được 10 tuần và cô quyết định phái thai. Cô và chồng cô đã quyết định như vậy. Lý do đơn giản là Nhà trường cấm không có người con thứ 3. Nếu để đứa bé thì sẽ bị nghĩ dạy học. Tôi đã nói qua cho cô biết về những tác hại của việc phá thai và nhất là quyền được sống của đứa trẻ trong bụng cô. Cô đã rất hoang mang và nhìn có vẽ luống tiếc, nhưng cô chỉ nghẹn ngào trả lời tôi trong thất vọng: “Em không thể làm trái chính sách của Nhà Nước”.
Một người khác mà tôi tiếp cận được là Trung, là một nông dân đến từ một xã ở huyện Nam Đàn. Anh đã có gia đình và 3 con. Lần này vợ anh đang mang thai được 4 tháng. Chị được Hội Phụ nữ xã khuyến khích đi phá thai để hội đạt chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình. Sau khi nghe chúng tôi khuyên và nói cho biết về những hậu quả của việc phá thai, chị và chồng đã quyết định giữ đứa bé lại. Chúng tôi rất vui mừng vì có thêm một em bé được sống. Nhưng đó là trường hợp hiếm họa mà thôi, vì rất đông những bà mẹ đang ngồi chờ ở đây đã quyết định giết bỏ đứa con trong bụng mình.
Ngày 16/06/2008 chúng tôi tới một bệnh viện khác ở Vinh. Ở đây chúng tôi gặp những trường hợp rất thương tâm.
Chị Liên tới đây để phá cái thai 5 tháng tuổi. Một bé trai khỏe mạnh. Lý do để chị và cả gia đình chị quyết định phá thai là thấy mẹ không khỏe lắm trong khi mang thai. Theo chủ quan chúng tôi thấy người mẹ có yếu hơn so với những phụ nữ bình thường, nhưng vẫn có thể giữ được đứa trẻ. Chúng tôi đã khuyên bảo đủ điều, nhằm giữ lại đứa bé khỏe mạnh này. Nhưng gia đình vẫn nghe theo lời của các bác sĩ hơn là chúng tôi. Không biết các bác sĩ ở đây đã tư vấn như thế nào, khuyên bảo điều gì mà họ đã đi đến quyết định bỏ đứa trẻ. Phải chăng những chiếc áo blu trắng đã vấy những vết máu của các em ? Chúng tôi đã ra về trong thất vọng, vì rằng lại thêm một em bé nữa sẽ bị chính bố mẹ nó cướp mất sự sống. Và đúng thế, ngày hôm sau chúng tôi đã nhận lại bé trai này trong bãi tập kết rác thải của bệnh viện. Nhìn thấy một bé trai đỏ hỏn, có đủ mọi bộ phận của một con người bị bầm dập trong vũng máu, được bọc trong bịch ni lông màu đen. Có lẽ nó sắp được các nhân viên Y tế mang di vứt vào xe rác thải và đem đi vào một bãi rác nào đó trong thành phố. Chúng tôi không che dấu được niềm thương tiếc cho một sinh linh bé nhỏ không thể tự bảo vệ quyền sống cho chính mình và đón nhận em về để lo cho em có được một nấm mồ như những đứa trẻ xấu số khác mà lâu nay chúng tôi đã lượm được từ các bệnh viện.
Trường hợp Chị Thu thì khác, đứa con trong bụng chị đã gần 6 tháng tuổi. Gia đình chị quyết định bỏ đứa bé trai này vì một lý do rất buồn cười là nếu sinh em bé thì sợ người ta cười chê và các anh chị nó xấu hổ với bạn bè vì nhà nó có thêm đứa em thứ 6. Những lý do to hơn mục đích này đã kết liễu sự sống của một bé trai vô tội. Nhưng chính vợ chồng chị Thu lại xem việc giết đứa con mình như chuyện thường ngày ở huyện. Khuôn mặt và những lời đối thoại của họ với chúng tôi trông chẳng có gì là băn khoăn của một người cha, người mẹ cả. Họ xem việc giết đứa con của mình như việc đương nhiên và chính họ là người có đủ quyền để làm điều đó. Chúng tôi đã rất tiếc là không xin được đứa trẻ này để lo chuyện mồ mã cho em. Có lẽ em đang nằm lãnh lẽo và cô quạnh ở một bãi rác ngoại thành nào đó. Càng nghĩ, chúng tôi càng thương thay cho những trẻ em vô tội phải chết một cách oan ức như thế.
Cứ như vậy, mỗi ngày ở thành phố Vinh này lại có thêm hàng trăm bà mẹ, ông bố đã tự cho mình cái quyền giết chết những đứa con của mình một cách không thương tiếc. Chính những áp lực từ bên ngoài, những ý thích ích kỷ cá nhân và những lý do không đâu đã làm cho các ông bố, bà mẹ đi đến những quyết định sai lầm như thế.
Chúng ta là những người ngoài cuộc, chúng ta không thể chỉ nhìn thấy mà đau đớn lòng, nhưng chúng ta hãy làm một điều gì đó để ngăn cản việc giết hại sự sống của các thai nhi bé bỏng ở Việt Nam hôm nay, nhằm trả lại cho các em quyền sống mà Tạo Hóa đã ban cho các em.
Quang Huyền. OFM
Tôi nghe nói về tổ chức Bảo vệ sự sống từ nhiều năm nay và cũng đã đọc rất nhiều bài viết về vấn đề này. Trong thời gian này tôi được tham gia chính thức vào một nhóm Bảo vệ sự sống và đã bắt đầu công việc này một thời gian ngắn. Qua công việc tôi đã chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và suy nghĩ về vấn đề rất tế nhị, nhưng cũng hết sứ thương tâm này. Hôm nay, tôi ghi lại dưới đây vài điều mà tôi đã nghe và thấy, như một chia sẻ chân tình gởi tới mọi người.
Tôi nghe nói rằng sự phá thai ở Việt Nam ta đang đứng vào bậc nhất thế giới, mỗi năm có hàng triệu đứa trẻ đã bị cha mẹ nó giết đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Rồi tôi cũng nghe nói đến những sự giả man của các bác sĩ hành nghề phá thai, sự hối tiếc quá muôn màng của một số bà mẹ sau khi giết đứa con còn trong bụng của mình.v.v..Tất cả những điều đó đã đánh động tôi, nhưng tôi chưa thực sự đau đớn về vấn đề này.
Ngày 15/06/2005 tôi tới một thực hiện công việc phá thai có tiếng ở Tp. Vinh. Một bầu khí rất ảm đạm và buồn tênh diễn ra trước mắt tôi. Những hàng ghế dài chật ních người ngồi xem lẫn những tiếng thở dài não nề của những bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Tất cả họ đều là những phụ nữ có chung một mục đích là khám thai và giải quyết đứa con trong bụng. Tôi đã trổ hết những “món tuyệt chiêu” đã học được từ nhà trường và thầy cô để tiếp cận “xã hội học” với một vài đối tượng mà mình nhắm tới.
Tôi đã gặp Hoa, một cô giáo cấp II, đến từ huyện Diễn Châu. Cô đã có 2 người con: một trai và một gái. Hiện tại cô đã có thai được 10 tuần và cô quyết định phái thai. Cô và chồng cô đã quyết định như vậy. Lý do đơn giản là Nhà trường cấm không có người con thứ 3. Nếu để đứa bé thì sẽ bị nghĩ dạy học. Tôi đã nói qua cho cô biết về những tác hại của việc phá thai và nhất là quyền được sống của đứa trẻ trong bụng cô. Cô đã rất hoang mang và nhìn có vẽ luống tiếc, nhưng cô chỉ nghẹn ngào trả lời tôi trong thất vọng: “Em không thể làm trái chính sách của Nhà Nước”.
Một người khác mà tôi tiếp cận được là Trung, là một nông dân đến từ một xã ở huyện Nam Đàn. Anh đã có gia đình và 3 con. Lần này vợ anh đang mang thai được 4 tháng. Chị được Hội Phụ nữ xã khuyến khích đi phá thai để hội đạt chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình. Sau khi nghe chúng tôi khuyên và nói cho biết về những hậu quả của việc phá thai, chị và chồng đã quyết định giữ đứa bé lại. Chúng tôi rất vui mừng vì có thêm một em bé được sống. Nhưng đó là trường hợp hiếm họa mà thôi, vì rất đông những bà mẹ đang ngồi chờ ở đây đã quyết định giết bỏ đứa con trong bụng mình.
Ngày 16/06/2008 chúng tôi tới một bệnh viện khác ở Vinh. Ở đây chúng tôi gặp những trường hợp rất thương tâm.
Chị Liên tới đây để phá cái thai 5 tháng tuổi. Một bé trai khỏe mạnh. Lý do để chị và cả gia đình chị quyết định phá thai là thấy mẹ không khỏe lắm trong khi mang thai. Theo chủ quan chúng tôi thấy người mẹ có yếu hơn so với những phụ nữ bình thường, nhưng vẫn có thể giữ được đứa trẻ. Chúng tôi đã khuyên bảo đủ điều, nhằm giữ lại đứa bé khỏe mạnh này. Nhưng gia đình vẫn nghe theo lời của các bác sĩ hơn là chúng tôi. Không biết các bác sĩ ở đây đã tư vấn như thế nào, khuyên bảo điều gì mà họ đã đi đến quyết định bỏ đứa trẻ. Phải chăng những chiếc áo blu trắng đã vấy những vết máu của các em ? Chúng tôi đã ra về trong thất vọng, vì rằng lại thêm một em bé nữa sẽ bị chính bố mẹ nó cướp mất sự sống. Và đúng thế, ngày hôm sau chúng tôi đã nhận lại bé trai này trong bãi tập kết rác thải của bệnh viện. Nhìn thấy một bé trai đỏ hỏn, có đủ mọi bộ phận của một con người bị bầm dập trong vũng máu, được bọc trong bịch ni lông màu đen. Có lẽ nó sắp được các nhân viên Y tế mang di vứt vào xe rác thải và đem đi vào một bãi rác nào đó trong thành phố. Chúng tôi không che dấu được niềm thương tiếc cho một sinh linh bé nhỏ không thể tự bảo vệ quyền sống cho chính mình và đón nhận em về để lo cho em có được một nấm mồ như những đứa trẻ xấu số khác mà lâu nay chúng tôi đã lượm được từ các bệnh viện.
Trường hợp Chị Thu thì khác, đứa con trong bụng chị đã gần 6 tháng tuổi. Gia đình chị quyết định bỏ đứa bé trai này vì một lý do rất buồn cười là nếu sinh em bé thì sợ người ta cười chê và các anh chị nó xấu hổ với bạn bè vì nhà nó có thêm đứa em thứ 6. Những lý do to hơn mục đích này đã kết liễu sự sống của một bé trai vô tội. Nhưng chính vợ chồng chị Thu lại xem việc giết đứa con mình như chuyện thường ngày ở huyện. Khuôn mặt và những lời đối thoại của họ với chúng tôi trông chẳng có gì là băn khoăn của một người cha, người mẹ cả. Họ xem việc giết đứa con của mình như việc đương nhiên và chính họ là người có đủ quyền để làm điều đó. Chúng tôi đã rất tiếc là không xin được đứa trẻ này để lo chuyện mồ mã cho em. Có lẽ em đang nằm lãnh lẽo và cô quạnh ở một bãi rác ngoại thành nào đó. Càng nghĩ, chúng tôi càng thương thay cho những trẻ em vô tội phải chết một cách oan ức như thế.
Cứ như vậy, mỗi ngày ở thành phố Vinh này lại có thêm hàng trăm bà mẹ, ông bố đã tự cho mình cái quyền giết chết những đứa con của mình một cách không thương tiếc. Chính những áp lực từ bên ngoài, những ý thích ích kỷ cá nhân và những lý do không đâu đã làm cho các ông bố, bà mẹ đi đến những quyết định sai lầm như thế.
Chúng ta là những người ngoài cuộc, chúng ta không thể chỉ nhìn thấy mà đau đớn lòng, nhưng chúng ta hãy làm một điều gì đó để ngăn cản việc giết hại sự sống của các thai nhi bé bỏng ở Việt Nam hôm nay, nhằm trả lại cho các em quyền sống mà Tạo Hóa đã ban cho các em.
Quang Huyền. OFM
LÀNG PHONG TAM HIỆP
LÀNG PHONG TAM HIỆP
Nếu có dịp ghé qua Khu phố 5 – Phường Tam Hiệp, bạn sẽ nhìn thấy ngôi Làng của các bệnh nhân phong. Một ngôi Làng Làng nhỏ bé lọt tỏm giữa Tp. Biên Hoà rộng lớn. Đây là nơi cư ngụ và sinh sống của hơn 140 hộ gia đình bệnh nhân phong. Năm nay, Làng Phong Tam Hiệp kỷ niêm 40 năm thành lập. Làng Phong đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng người bệnh vẫn một lòng tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và sự trợ giúp của mọi người. Tôi muối gói gém câu chuyện 40 năm về Làng Phong trong bài viết này bằng hai chữ “nghĩa tình”.
Nếu có dịp ghé qua Khu phố 5 – Phường Tam Hiệp, bạn sẽ nhìn thấy ngôi Làng của các bệnh nhân phong. Một ngôi Làng Làng nhỏ bé lọt tỏm giữa Tp. Biên Hoà rộng lớn. Đây là nơi cư ngụ và sinh sống của hơn 140 hộ gia đình bệnh nhân phong. Năm nay, Làng Phong Tam Hiệp kỷ niêm 40 năm thành lập. Làng Phong đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng người bệnh vẫn một lòng tin tưởng vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa và sự trợ giúp của mọi người. Tôi muối gói gém câu chuyện 40 năm về Làng Phong trong bài viết này bằng hai chữ “nghĩa tình”.
1.Tình yêu thuở ban đầu
Nếu tình yêu của hai người được phát xuất từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thì lịch sử về Làng Phong Tam Hiệp cũng có thể ví được như thế. Người già ở đây kể lại rằng, vào năm 1968 có 10 gia đình bệnh nhân phong và 8 gia đình tật nguyền khác quy tụ lại ở thôn Tấn Minh – xã Thanh Giản - Tp. Biên Hoà, thuộc giáo xứ Đa Minh, để định cư và sinh sống. Không ai bảo ai, chính tình yêu của những người đồng cảnh ngộ đã quy tụ họ lại với nhau, nương tựa nhau để sinh sống.
Vì phải mang trên mình căn bệnh quái ác, nên đời sống những ngày đầu của họ rất bấp bênh, nếu không muốn nói là bi đát trong một vùng xa xôi hẻo lánh này. Nghề “cái bang” là phương cách sinh sống duy nhất của họ. Trong một xã hội đâu đâu cũng có tiếng súng nổ, bom rơi, thì cuộc sống của những người bình thường còn khốn đốn huống chi là đời sống của những anh chị em bệnh nhân phong. Nhưng nhờ “tình tương thân tương ái”, họ cố bám trụ ở đây và tiếp tục cuộc sống. Họ đã sẵn sàng chia nhau miếng cơm, manh áo và cả những nỗi đau của kiếp nhân sinh. Thế rồi, tình cờ một vài người trong số họ gặp được một tu sĩ dòng Phanxicô trong chuyến hành khất từ Đình Phong Phú về, người tu sĩ đó là thầy Lê Trọng Nhung. OFM, người mà ngày nay người Làng Tam Hiệp vẫn quen gọi một cách thân thương là cha Nhung.
Kể từ cuộc gặp gỡ tình cờ đó, thầy Nhung đã tới thăm người cùi ngày càng nhiều hơn. Cảm thương trước những cảnh đời éo le và bất hạnh, thầy đã xin phép nhà Dòng đứng ra bảo bọc chở che đời sống cho họ. Thầy đã chạy vạy và gõ cửa nhiều người và xin sự viện trợ của Dòng để chữa bệnh cho người phong, lo cho họ có gạo, mì để sống qua ngày. Kể từ đó, thầy trở thành chổ dựa tinh thần cho họ. Tình yêu thương của thầy trở thành động lực lớn nhất để những người bệnh phong an tâm và đón nhận sự đau đớn của bệnh tật và cuộc sống nghèo khổ. Cha con Làng Phong Tam Hiệp đã đồng lao cộng khổ với nhau nhiều năm trời, nhất là những tháng ngày “mịt mờ” sau ngày giải phóng Miền Nam năm 1975. Nhưng nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và ân nhân, họ vẫn tồn tại và ngày một ổn định hơn về đời sống tinh thần và vật chất
Đến nay khi nhớ lại thuở hàn vi ấy, bệnh nhân Nguyễn Văn Vui đã nghẹn ngào tâm sự: “Câu chuyện đã xẩy ra lâu lắm rồi, nhưng tôi không thể nào quyên, đến lúc nhắm mắt cũng mang theo. Buổi chiều Giáng Sinh năm 1968, ông thầy đèo lên 20 kí gạo và 15 kí khoai mì chia cho anh em mừng Lễ Giáng Sinh (lúc đó có 185 bệnh nhân). Cha con nhìn nhau không ai cầm được nước mắt, hoàn cảnh đói khổ nhưng anh em cảm nhận được món quà đầy áp ân tình”. Đúng thế, chỉ tình người mới có sức mạnh tạo nên một cộng đoàn yêu thương trong khói lửa của chiến tranh và tình yêu ấy có nhiều cơ may để lớn lên.
Nếu tình yêu của hai người được phát xuất từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thì lịch sử về Làng Phong Tam Hiệp cũng có thể ví được như thế. Người già ở đây kể lại rằng, vào năm 1968 có 10 gia đình bệnh nhân phong và 8 gia đình tật nguyền khác quy tụ lại ở thôn Tấn Minh – xã Thanh Giản - Tp. Biên Hoà, thuộc giáo xứ Đa Minh, để định cư và sinh sống. Không ai bảo ai, chính tình yêu của những người đồng cảnh ngộ đã quy tụ họ lại với nhau, nương tựa nhau để sinh sống.
Vì phải mang trên mình căn bệnh quái ác, nên đời sống những ngày đầu của họ rất bấp bênh, nếu không muốn nói là bi đát trong một vùng xa xôi hẻo lánh này. Nghề “cái bang” là phương cách sinh sống duy nhất của họ. Trong một xã hội đâu đâu cũng có tiếng súng nổ, bom rơi, thì cuộc sống của những người bình thường còn khốn đốn huống chi là đời sống của những anh chị em bệnh nhân phong. Nhưng nhờ “tình tương thân tương ái”, họ cố bám trụ ở đây và tiếp tục cuộc sống. Họ đã sẵn sàng chia nhau miếng cơm, manh áo và cả những nỗi đau của kiếp nhân sinh. Thế rồi, tình cờ một vài người trong số họ gặp được một tu sĩ dòng Phanxicô trong chuyến hành khất từ Đình Phong Phú về, người tu sĩ đó là thầy Lê Trọng Nhung. OFM, người mà ngày nay người Làng Tam Hiệp vẫn quen gọi một cách thân thương là cha Nhung.
Kể từ cuộc gặp gỡ tình cờ đó, thầy Nhung đã tới thăm người cùi ngày càng nhiều hơn. Cảm thương trước những cảnh đời éo le và bất hạnh, thầy đã xin phép nhà Dòng đứng ra bảo bọc chở che đời sống cho họ. Thầy đã chạy vạy và gõ cửa nhiều người và xin sự viện trợ của Dòng để chữa bệnh cho người phong, lo cho họ có gạo, mì để sống qua ngày. Kể từ đó, thầy trở thành chổ dựa tinh thần cho họ. Tình yêu thương của thầy trở thành động lực lớn nhất để những người bệnh phong an tâm và đón nhận sự đau đớn của bệnh tật và cuộc sống nghèo khổ. Cha con Làng Phong Tam Hiệp đã đồng lao cộng khổ với nhau nhiều năm trời, nhất là những tháng ngày “mịt mờ” sau ngày giải phóng Miền Nam năm 1975. Nhưng nhờ tình yêu thương của Thiên Chúa và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và ân nhân, họ vẫn tồn tại và ngày một ổn định hơn về đời sống tinh thần và vật chất
Đến nay khi nhớ lại thuở hàn vi ấy, bệnh nhân Nguyễn Văn Vui đã nghẹn ngào tâm sự: “Câu chuyện đã xẩy ra lâu lắm rồi, nhưng tôi không thể nào quyên, đến lúc nhắm mắt cũng mang theo. Buổi chiều Giáng Sinh năm 1968, ông thầy đèo lên 20 kí gạo và 15 kí khoai mì chia cho anh em mừng Lễ Giáng Sinh (lúc đó có 185 bệnh nhân). Cha con nhìn nhau không ai cầm được nước mắt, hoàn cảnh đói khổ nhưng anh em cảm nhận được món quà đầy áp ân tình”. Đúng thế, chỉ tình người mới có sức mạnh tạo nên một cộng đoàn yêu thương trong khói lửa của chiến tranh và tình yêu ấy có nhiều cơ may để lớn lên.
2. Làng Phong Tam Hiệp lớn lên trong tình yêu.
Theo quy luật thường tình thì sau khi vượt qua những khó khăn ban đầu, tình yêu của con người mới có thể trưởng thành và sâu sắc hơn. Điều này rất đúng với Làng Phong Tan Hiệp. Hôm nay, khi đặt bước chân tới Làng Phong, chắc rằng ai cũng ngỡ ngàng vì sự thay da đổi thịt của nó. Nhưng có ai biết chăng, đàng sau những gì đang có là cả một nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều năm của Cha con thầy Fidel Nhung.
Với mục tiêu thoát nghèo và hoà nhập với cuộc sống của xã hội, Cha con Làng Phong Tam Hiệp đã nỗ lực rất nhiều với sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của nhiều ân nhân trong và ngoài nước. Nhờ thế, căn bệnh hiểm nghèo của người phong được đẩy lùi. Hiện nay Làng không còn bệnh nhân phong nào. Nhưng hậu quả của căn bệnh vẫn còn đó trên đôi tay, đôi chân tàn phế của nhiều bệnh nhân. Tuy thế, sự nổ lực của Cha con đã đưa đời sống kinh tế của các gia đình bệnh nhân đi lên mỗi ngày.
Cho đến nay Làng không còn gia đình bệnh nhân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Họ đã có nhà gạch, nhà tôn để ở, phần lớn là nhà tình nghĩa do â n nhân và chính quyền địa phương xây tặng. Đến năm 1982 Làng đã có đường rộng và bê tông hóa, năm 1994 Làng phong có điện và đời sống của họ thay đổi nanh chóng. Năm 1996-1998, Cha con đã xây được hai dãy nhà dưỡng lão cho các cụ ông và cụ bà ở. Những người bệnh mất khả năng lao động trong nhà dưỡng lão này được hưởng trợ cấp hàng tháng của thành phố. Còn những bệnh nhân lành lạnh và con em họ đã tự tìm công ăn việc như chạy xe ôm, ba gác, làm trong các công ty xí nghiệp, nhờ thế đời sống kinh tế của các gia đình ngày càng ổn định hơn.
Đời sống giáo dục ở Làng Phong là ưu tiên hàng đầu của cha con thầy Nhung. Ngay từ những năm đầu thầy đã quan tâm đến việc học hành của con em bệnh nhân phong. Thầy chia sẻ: “Đi đôi với việc xoa dịu nỗi đau bệnh tật của người phong, chúng tôi cũng tính đến chuyện xóa nỗi đau mù chữ mù nghĩa cho trẻ em và lên kế hoạch trồng người từ rất sớm”. Kể từ đó thầy mở các lớp học bổ túc lo xóa mù chữ cho trẻ em. Sau đó, thầy đã xây trường tiểu học và mời thầy cô ở ngoài vào dạy chữ cho các em. Khi xong chương trình tiểu các em được chuyển lên học ở các trường của nhà nước. Thế là phong trào học tập của Làng Phong ngày càng phát triển. Hiện nay Làng có hơn 300 em học sinh từ lớp 1-12 và có 3 em đang theo học đại học. Các em học sinh là niềm hy vọng cho tương lai của Làng Phong.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy đời sống đạo của Làng Phong cũng được mở ra. Cho đến nay, Làng Phong đã trở thành một giáo họ, với ngôi nhà nguyện khang trang và xinh đẹp, phục vụ cho đời sống đạo. Thầy Nhung cũng đã xin các cha và thầy ở Học viện Phanxicô giúp làm lễ cho bà con và dạy giáo lý cho thiếu nhi hàng tuần. Nhờ sự hiện diện của các cha, các thầy tinh thần đạo đức của anh chị em Làng phong ngày càng sâu sắc hơn.
Công lao gieo vãi 40 năm của Cha con thầy Nhung giờ đây đã bắt đầu cho hoa thơm quả ngọt. Đây là niềm vui không chỉ riêng của bà con Làng Phong Tam Hiệp, nhưng là của nhiều người, nhiều tổ chức đoàn thể đã yêu thương và quan tâm đến họ trong suốt thời gian qua.
Đến đây, chúng ta có thể ví câu chuyện về Làng Phong Tam Hiệp như một câu chuyện tình, được thêu dệt bằng biết bao nghĩa tình của nhiều trái tim yêu thương. Những gì Làng có được hôm nay như những hoa quả tốt đẹp được kết tinh từ những giọi mồ hôi vất vả của cha con thầy Nhung và sự quãng đại giúp đỡ của nhiều tổ chức và ân nhân. Nhưng trên hết, chúng ta cùng hiệp thông với anh chị em giáo dân Làng Phong Tam Hiệp cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã thương ban cho những người con bé nhỏ của Ngài trong suốt hành trình đã qua.
Cầu chúc các anh chị em ở Làng Phong Tam Hiệp bước sang một giai đoạn mới trong trang sử mới của Làng được Thiên Chúa chúc lành, anh chị em ân nhân tiếp tục nâng đỡ và có một đời sống tốt đời đẹp đạo, hòa nhịp với đời sống chung của xã hội và Giáo Hội.
Q.H
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009
NHÓM CÔNG NHÂN NHẬP CƯ VẠN THÀNH
NHÓM CÔNG NHÂN NHẬP CƯ VẠN THÀNH – TÂN VIỆT
MỘT HÌNH THỨC SỐNG TIN MỪNG NƠI MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
MỘT HÌNH THỨC SỐNG TIN MỪNG NƠI MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
1. Vạn sự khởi đầu nan
Năm 1998 thầy Thạch Thành, dòng Phanxicô và một nhóm bạn đã nhen nhóm và quy tụ các bạn trẻ ở Hà Tĩnh vào làm ăn sinh sống ở Phường 13, Quận Tân Bình. Với mục tiêu là giúp các bạn trẻ sống đạo lành mạnh nơi môi trường đô thị đầy cạm bẫy và thử thách. Đồng thời cũng giúp các bạn ý thức xây dựng tình đoàn kết và tương trợ nhau trong cuộc sống, trong công ăn việc làm và nhất là những lúc gặp hoạn nạn và rủi ro. Ngo ài ra, họ cũng nhắm tới việc giúp các bạn tiếp cận những giá trị tốt của lối sống mới và xa tránh những tệ nạn xã hội.
Tuy vậy, họ đã gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu quy tụ Nhóm. Trong thời gian đầu này các bạn không mấy “mặn mà” với những buổi gặp gỡ và họp mặt. Một phần vì các bạn rất mặc cảm với những nghề lao động tay chân của mình như làm hồ, thợ may, thợ sơn, giúp việc nhà… Mặt khác nhiều bạn không thu xếp được thời gian, thiếu phương tiện để tham gia nhóm, vì đa số các bạn mới tập làm cư dân “xì phố” nên còn “lạ nước lạ cái”.
Nhưng những ngày tháng đầu khó khăn cũng qua, đến năm 2000 họ quy tụ được một nhóm khoảng 100 bạn trẻ, đi vào sinh hoạt vài tháng một lần. Rồi sau đó, bạn này kéo thêm bạn khác và thế là “dân số” không ngừng tăng lên. Tính đến năm 2008, Nhóm có đến trên 300 thành viên.
Nhóm các bạn công nhân với tên gọi Vạn Thành –Tân Việt này lớn dần lên với sự giúp đỡ của các cha, các tu sĩ đồng hương thuộc các dòng như: Phan Sinh, Đa Minh, Nữ Bác Ái – Vinh và các bạn sinh viên nhiệt thành khác. Trong đó, người yêu thương và cưu mang các bạn nhiều nhất là Lm. Antôn Nguyễn Đình Thục, cha sở Giáo xứ Tân Việt. Ngài đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần và vật chất, để cho các bạn tổ chức các ngày lễ, các dịp gặp mặt và học giáo lý tại giáo xứ của ngài.
2. Lớn lên trong âm thầm
Như những hạt giống được gieo vãi sẽ lớn lên, đơm bông và kết trái, Nhóm lao động nhập cư Vạn Thành-Tân Việt cũng đã lớn lên một cách độc lập, không lệ thuộc nhiều vào những người đã từng giúp họ. Các bạn trong Nhóm đã điều hành và tổ chức mọi sinh hoạt của Nhóm. Các cha, các tu sĩ chỉ còn là người hỗ trợ về mặt tinh thần và chuyên môn mà thôi.
Năm nay các bạn mừng sinh nhật lần thứ 8 với nhiều mừng vui. Mừng vì có rất đông các bạn xuất thân từ Nhóm đã trưởng thành, lập gia đình, trong số đó có một số bạn đã lập nghiệp ở thành phố. Đến lượt, các bạn này trở thành hậu phương cho các thế hệ sau mình về vật chất và tinh thần. Anh Thỏa, hiện là thành viên ban đại diện của Nhóm, có lần tâm sự với tôi: “Em tuy phải gánh vác chuyện gia đình vợ con, nhưng không thể bỏ rơi các bạn trẻ được. Mình giúp được gì thì giúp, có Chúa biết là đủ rồi”.
Một vài bạn khác trở thành người hướng dẫn giáo lý cho các bạn mới. Công việc thật khó khăn với các bạn, nhưng vừa học vừa làm rồi cũ ng quen. Đến nay, các bạn đã thay thế được những người đã từng giúp giúp mà nay vì công việc đã đi xa. Sự tồn tại và lớn lên của nhóm công nhân này là nhờ có sự kế tục: lớp lớn trưởng thành ra đời, lớp nhỏ vào thay thế, và cứ thế theo dòng chảy của cuộc sống các bạn lại tìm đến với nhau.
Hiện tại Nhóm đã tổ chức được 3 học lớp giáo lý (Kinh Thánh, Vào Đời và Tiền Hôn Nhân) cho 90 bạn trẻ đang trong độ tuổi học giáo lý và những bạn sắp bước vào đời sống hôn nhân gia đình. Cùng với sự giúp đỡ của một số tu sĩ, các lớp học này được duy trì đều đặn vào tối Chúa Nhật hằng tuần tại giáo xứ Tân Việt.
_Thời gian học trong năm của các lớp giáo lý bắt đầu từ tháng 3 (Sau Tết Nguyên Đán) đến tháng 01 năm sau. Các bạn tham gia lớp giáo lý sẽ được cấp “Giấy chứng nhận” nếu đáp ứng đủ các yêu cầu của lớp học. Cha sở ở các giáo xứ mà các bạn xuất thân sẽ miễn việc học giáo lý bắt buộc cho các bạn khi họ tham gia tích cực vào các lớp học trên và có chứng nhận của Nhóm.
Có thể nói nhờ sự đoàn kết, yêu thương và ý thức được giá trị của sinh hoạt nhóm và các lớp học, các bạn công nhân nhập cư trẻ bạn trẻ Vạn Thành -Tân Việt đã âm thầm lớn lên về mọi chiều kích của cuộc sống và đạt được những mục tiêu cao đẹp của cuộc sống nơi đô thị.
3. Đáp ứng được những mục đích tốt đẹp
Nhờ tham gia vào sinh hoạt nhóm và các lớp giáo lý các bạn trẻ có được định hướng cho đời sống đạo khi phải xa cách sự hướng dẫn và giáo dục của cha mẹ, thầy cô và cha xứ.
Các bạn học được những kiến thức giáo lý căn bản cho đời sống đức tin và luân lý, để có thể vừa lao động kiếm sống vừa duy trì đời sống đạo. Các bài học về nhân bản, về tình bạn giúp các bạn trưởng thành các chiều kích xã hội. Bạn Lan, một học viên lớp giáo lý Kinh Thánh, có lần chia sẽ: “Em cảm thấy khôn hơn nhiều, khi được sinh hoạt và học tập với các bạn, vì trước đây em làm việc nhà, suốt ngày chẳng gặp ai, chẳng nói chuyện với ai cả nên “khờ” người lắm”.
Một điều tốt lành là nhờ tham gia sinh hoạt giáo lý, các bạn có thêm nhiều hiểu biết và tránh xa các tệ nạn xã hội vẫn luôn “bám sát” các bạn ở nơi làm việc hoặc và nơi ở trọ. Đồng thời các bạn cũng nuôi dưỡng được tính trung thực trong khi làm việc. Một bạn trai chia sẻ: “Từ ngày đi học giáo lý, coi như em tránh được “vụ” nhậu nhẹt với bạn bè, rất có lợi cho sức khỏe và khỏi bị “viêm màng túi”, nên lâu lâu có chút ít tiền gởi về cho em đi học”.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống của một “công nhân nghèo” ở chốn đô thành, nhưng các bạn công nhân Vạn Thành- Tân Việt đã phần nào hoàn thành những mục tiêu cao đẹp mà các bạn tự đặt ra cho mình. Nhờ thế, các bạn đã thực hiện tốt vai trò người Kitô hữu sống tốt đời đẹp đạo, và trở thành “men”, “muối” trong chính môi trường sống của các bạn, nhưng các bạn vẫn canh cánh những thao thức về tương lai của nhóm.
4. Những thao thức hướng tới tương lai
Những cố gắng của các bạn đã làm cho các bậc phụ huynh, nhất cha sở Antôn Trần Đình Văn ở quê hương và những người quan tâm đến các bạn yên tâm hơn. Họ là những người, cách nào đó, bị “buộc” vào tình thế phải chấp nhận sự ra đi của các bạn, vì điều kiện cuộc sống và kế sinh nhai của lớp trẻ. Giờ đây họ có thể nở nụ cười và an tâm hơn về đời sống đạo của con em họ nơi chốn thị thành. Vì thế, chính các công nhân trẻ cũng đã tạo cho các bậc phụ huynh và các chủ chăn nơi các bạn xuất thân nhiều kỳ vọng.
Thực vậy, khi sự cố gắng âm thầm của các bạn đã bắt đầu có những hoa quả đầu tiên, thì cũng là lúc mọi người bắt đầu biết đến các bạn. Năm 2006, Đức Giám Mục giáo phận Vinh Phaolô Cao Đình Thuyên, trong một lần đi công tác, đã ghé thăm lớp học của các bạn. Ngài rất hài lòng với những con chiên nhỏ phải sống xa đàn này, và ngài đã có những lời tuyên dương các bạn nơi những giáo xứ mà ngài có dịp ghé tới. Đây là điều làm cho các bạn vừa mừng vừa lo. Mừng là có nhiều người biết đến mình, lo là sợ không đáp ứng được những kỳ vọng của mọi người.
Bên cạnh đó, các bạn công nhân trẻ cũng thao thức làm sao duy trì và phát triển Nhóm, nhằm giúp nhau sống đạo giữa môi trường đô thị đầy cạm bẫy. Với mục tiêu đó, các bạn vừa có thể lao động kiếm sống bằng những công việc lương thiện, vừa có thể thực thực hành đời sống của một người Kitô hữu ở tại quê hương thứ hai này.
Để khép lại việc chia sẻ dài dòng về một nhóm công nhân nhập cư trẻ, tôi nhớ có người đã ví Giáo Hội Chúa như một công trường rộng lớn, mỗi người có một việc để góp sức mình vào việc hoàn thành ngôi nhà Giáo Hội. Theo cách hiểu này, các bạn công nhân trẻ Vạn Thành – Tân Việt đã và đang dấn thân, vào công việc xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô bằng chính đời sống chứng tá âm thầm của họ, trong chính môi trường sống, học tập và lao động rất khiêm tốn của họ. Mong rằng các bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người để có thể thực hiện được các thao thức của Nhóm.
Quang Huyền,OFM
Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009
XỨ NGHỆ THỜI “HẬU WTO”
XỨ NGHỆ THỜI “HẬU WTO”
Từ bao đời nay, mỗi lần nhắc đến quê hương xứ Nghệ, dân gian vẫn thuộc lòng câu ca dao:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ”
Chừng ấy chữ cũng đủ để diễn tả một vùng quê sông núi hữu tình với một vẻ đẹp thiên nhiên mà trời phú cho vùng quê được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt” này.
Cũng thế, khi nhắc đến tình yêu, tình người thì không ai lại không nhớ câu hò ví giặm:
“Ờ ! chớ khi mô Hồng Lĩnh hết cây,
Sông Lam hết nước,
Thì đó với đây mới hết “ơ” tình”.
Thế nhưng, khi đất nước chuyển mình vào thời “hậu WTO”, xứ Nghệ có còn giữ được nét đẹp hài hoà và nên thơ giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người nữa không?
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ”
Chừng ấy chữ cũng đủ để diễn tả một vùng quê sông núi hữu tình với một vẻ đẹp thiên nhiên mà trời phú cho vùng quê được mệnh danh là “Địa linh nhân kiệt” này.
Cũng thế, khi nhắc đến tình yêu, tình người thì không ai lại không nhớ câu hò ví giặm:
“Ờ ! chớ khi mô Hồng Lĩnh hết cây,
Sông Lam hết nước,
Thì đó với đây mới hết “ơ” tình”.
Thế nhưng, khi đất nước chuyển mình vào thời “hậu WTO”, xứ Nghệ có còn giữ được nét đẹp hài hoà và nên thơ giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người nữa không?
*Quá trình đô thị hoá đã len lõi vào tận ngõ vắng
Trở về xứ Nghệ sau nhiều năm “lưu lạc”, tôi giật mình về những thay đổi của quê hương. Những thay đổi bên ngoài của vùng quê xứ Nghệ chắc chắn ai thấy rồi cũng trầm trồ: nhiều nhà cao tầng, nhiều trường học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn mọc lên rất nhiều ở khắp Tp. Vinh và Tp. Hà Tĩnh. Kéo theo sau là một lối sống vội vả, bon chen của xã hội công nghiệp, đã dần thay thế lối sống “túc tắc” thời nông nhàn của người nông dân thôn quê. Họ vẫn còn rất bỡ ngỡ về những thay đổi nhanh chóng chung quanh họ.
Về đời sống kinh tế, một số gia đình đã phất lên nhờ đất có giá, số khác lại nghèo đi vì không còn ruộng để làm. Như thế, người ta đang bắt đầu làm quen với các công việc mang tính “hợp đồng – tiền lương”. Cái cơ chế kinh tế này đã làm mờ đi cái “tình làng nghĩa xóm” vẫn tồn tại hằng nghìn năm ở vùng đất này. Nhìn chung, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, không đói cơm thiếu áo như ngày nào nữa.
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tự nhiên cũng đang bị tàn phá một cách không thương tiếc. Những dòng sông xanh mát ngày nào giờ đã bị đục ngầu và đang trên đà đi đến cái chết như sông Thị Vải ở Đồng Nai. Những lũy tre làng bao bọc thôn xóm, những hàng cọ cao vút trước ngõ cũng đã “ra đi” để nhường chỗ cho các công trình xây cất…
Mặt trái của quá trình đô thị hoá thì nhiều vô kể. Điều đáng quan tâm nhất vẫn là sự thay đổi về lối sống cùa người dân ở vùng quê này. Khi tập làm dân “xì phố” và tiếp cận với lối sống đô thị, nhiều người đã tự cho mình cái quyền thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống. Điều này được thể hiện rõ nơi các bạn trẻ. Họ học đòi bắt chước lối sống vội vả và có tính thử nghiệm của cư dân đô thị. Vì thiếu hiểu biết và không được trang bị những kỷ năng để tự bảo vệ mình, một số bạn trẻ đã rơi vào vòng xoáy của “hưởng lạc và tội lỗi”. Điều này được chứng minh qua những “địa danh” rùng rợn với nạn ma tuý, mại dâm, trộm cắp…
Trong số đó, thì tội ác phá thai là một thực trạng đau lòng nhất. Chúng tôi đã có thời gian tiếp cận và thực hiện những công việc trong lĩnh vực này, nhằm bảo vệ sự sống của các thai nhi vô tội. Những câu chuyện có thật mà chúng tôi đã chứng kiến có thể nói lên được phần nào thực trạng của vùng quê này.
Trở về xứ Nghệ sau nhiều năm “lưu lạc”, tôi giật mình về những thay đổi của quê hương. Những thay đổi bên ngoài của vùng quê xứ Nghệ chắc chắn ai thấy rồi cũng trầm trồ: nhiều nhà cao tầng, nhiều trường học, bệnh viện, nhà hàng khách sạn mọc lên rất nhiều ở khắp Tp. Vinh và Tp. Hà Tĩnh. Kéo theo sau là một lối sống vội vả, bon chen của xã hội công nghiệp, đã dần thay thế lối sống “túc tắc” thời nông nhàn của người nông dân thôn quê. Họ vẫn còn rất bỡ ngỡ về những thay đổi nhanh chóng chung quanh họ.
Về đời sống kinh tế, một số gia đình đã phất lên nhờ đất có giá, số khác lại nghèo đi vì không còn ruộng để làm. Như thế, người ta đang bắt đầu làm quen với các công việc mang tính “hợp đồng – tiền lương”. Cái cơ chế kinh tế này đã làm mờ đi cái “tình làng nghĩa xóm” vẫn tồn tại hằng nghìn năm ở vùng đất này. Nhìn chung, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể, không đói cơm thiếu áo như ngày nào nữa.
Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tự nhiên cũng đang bị tàn phá một cách không thương tiếc. Những dòng sông xanh mát ngày nào giờ đã bị đục ngầu và đang trên đà đi đến cái chết như sông Thị Vải ở Đồng Nai. Những lũy tre làng bao bọc thôn xóm, những hàng cọ cao vút trước ngõ cũng đã “ra đi” để nhường chỗ cho các công trình xây cất…
Mặt trái của quá trình đô thị hoá thì nhiều vô kể. Điều đáng quan tâm nhất vẫn là sự thay đổi về lối sống cùa người dân ở vùng quê này. Khi tập làm dân “xì phố” và tiếp cận với lối sống đô thị, nhiều người đã tự cho mình cái quyền thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống. Điều này được thể hiện rõ nơi các bạn trẻ. Họ học đòi bắt chước lối sống vội vả và có tính thử nghiệm của cư dân đô thị. Vì thiếu hiểu biết và không được trang bị những kỷ năng để tự bảo vệ mình, một số bạn trẻ đã rơi vào vòng xoáy của “hưởng lạc và tội lỗi”. Điều này được chứng minh qua những “địa danh” rùng rợn với nạn ma tuý, mại dâm, trộm cắp…
Trong số đó, thì tội ác phá thai là một thực trạng đau lòng nhất. Chúng tôi đã có thời gian tiếp cận và thực hiện những công việc trong lĩnh vực này, nhằm bảo vệ sự sống của các thai nhi vô tội. Những câu chuyện có thật mà chúng tôi đã chứng kiến có thể nói lên được phần nào thực trạng của vùng quê này.
*Những bà mẹ đau khổ nơi “chốn tử thần”
Ngày 15/06/2008 tôi tới một trung tâm thực hiện công việc phá thai có tiếng ở Tp. Vinh. Một bầu khí rất ảm đạm và buồn tênh diễn ra trước mắt tôi. Những hàng ghế dài chật ních người ngồi xem lẫn những tiếng thở dài não nề của những bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Trong số đó là những phụ nữ chờ khám thai và giải quyết đứa con trong bụng. Tôi đã trổ hết những “món tuyệt chiêu” đã học được từ nhà trường và thầy cô để tiếp cận “xã hội học” với một vài đối tượng mà mình nhắm tới.
Tôi đã gặp Hoa, một cô giáo cấp II, đến từ huyện Diễn Châu. Cô đã có 2 con: một trai và một gái. Hiện tại cô đã có thai được 4 tháng và cô quyết định phái thai. Cô và chồng cô đã quyết định như vậy. Lý do đơn giản là nhà trường cấm không cho sinh con thứ 3. Nếu để đứa bé thì sẽ bị mất nghề dạy học. Tôi đã nói qua cho cô biết về những tác hại của việc phá thai và nhất là quyền được sống của đứa trẻ trong bụng. Cô đã rất hoang mang và nhìn có vẽ luống tiếc và lượng lự, nhưng rồi cô chỉ nghẹn ngào trả lời tôi trong thất vọng: “Em không thể làm trái quy định của nước”.
Ở một bệnh viện khác thuộc TP. Vinh, chúng tôi gặp những trường hợp tương tự. Chị Liên tới đây để phá cái thai 6 tháng tuổi. Một bé trai khỏe mạnh. Lý do để chị và cả gia đình chị quyết định phá thai là thấy mẹ không khỏe lắm trong khi mang thai. Theo chủ quan chúng tôi thấy người mẹ có yếu hơn so với những phụ nữ bình thường, nhưng vẫn có thể giữ được đứa trẻ. Chúng tôi đã khuyên bảo đủ điều, nhằm giữ lại đứa bé khỏe mạnh này. Nhưng gia đình vẫn nghe theo lời của các bác sĩ hơn là chúng tôi. Không biết các bác sĩ ở đây đã tư vấn như thế nào, khuyên bảo điều gì mà họ đã đi đến quyết định bỏ đứa trẻ. Phải chăng những chiếc áo blu trắng đã vấy những vết máu của các em ?
Chúng tôi đã ra về trong thất vọng và mang theo một sự tiếc nuối vì sẽ có thêm một em bé nữa lại bị chính bố mẹ nó cướp mất sự sống. Và như dự đoán, ngày hôm sau chúng tôi đã nhận lại bé trai này trong thùng rác ở nhà vệ sinh của bệnh viện. Nhìn thấy một bé trai đỏ hỏn, có đủ mọi bộ phận của một con người bị bầm dập trong vũng máu, được bọc trong bịch ni lông màu đen. Có lẽ nó sắp được các nhân viên Y tế mang di vứt vào xe rác thải và đem đi vào một bãi rác nào đó trong thành phố. Chúng tôi không che dấu được niềm thương tiếc cho một sinh linh bé nhỏ không thể tự bảo vệ quyền sống cho chính mình, và đã đón nhận em về để lo cho em có được một nấm mồ như những đứa trẻ xấu số khác mà lâu nay chúng tôi đã lượm được từ các bệnh viện.
Trường hợp Chị Thu thì khác, đứa con trong bụng chị đã gần 6 tháng tuổi. Gia đình chị quyết định bỏ đứa bé này vì một lý do rất buồn cười: nếu sinh em bé thì sợ người ta cười chê và các anh chị nó xấu hổ với bạn bè vì nhà sẽ có thêm đứa con thứ 5. Những lý do to hơn mục đích này đã kết liễu sự sống của một bé trai vô tội. Nhưng chính vợ chồng chị Thu lại xem việc bỏ đứa con như chuyện thường ngày ở huyện. Khuôn mặt và những lời đối thoại của họ với chúng tôi trông chẳng có gì là tiếc nuối của một người cha, người mẹ cả. Họ xem việc bỏ đứa con của mình như việc đương nhiên và chính họ là người có đủ quyền để làm điều đó. Chúng tôi đã rất tiếc là không xin được đứa trẻ này để lo chuyện mồ mã cho em. Có lẽ em đang nằm lãnh lẽo và cô quạnh ở một bãi rác ngoại thành nào đó. Càng nghĩ, chúng tôi càng thương thay cho những trẻ em vô tội phải chết một cách oan ức như thế.
Cứ như vậy, mỗi ngày ở thành phố Vinh này lại có thêm hàng trăm bà mẹ, ông bố đã tự cho mình cái quyền giết chết những đứa con của mình một cách không thương tiếc. Chính những áp lực từ bên ngoài, những ý thích ích kỷ cá nhân và những lý do không đâu đã làm cho các ông bố, bà mẹ đi đến những quyết định sai lầm như thế. Hậu quả của hành động phá thai sẽ theo họ suốt cả đời người.
*Những giọt nước mắt muộn màng
Xác suất thành công của việc khuyên ngủ người ta bỏ ý định phá thai là rất ít ỏi. Nhóm BVSS Gioan Phaolô II đã hoạt động được hơn một năm nay, nhưng số người nghe lời tư vấn của các thành viên trong nhóm và bỏ ý định phá thai chỉ đếm đầu ngón tay. Tuy nhiên, trong số những người phớt lờ trước những lời khuyên đó cũng đã có lần rơi lệ và tiếc nuối.
Anh Chị Thanh, quê ở Đô Lương là một ví dụ rõ nhất. Họ đã bỏ qua tất cả những sự tư vấn rất chân tình của nhóm và đã quyết định bỏ đứa con 8 tháng tuổi của mình. Một lý do khiến họ đi đến quyết định này là nghe theo lời bác sĩ: “Thai bị quái dị”. Nhóm BVSS đã đề nghị anh chị để được giúp đỡ và nuôi đưỡng đứa bé nếu nó có mệnh hệ gì. Nhưng họ không nghe theo. Rốt cuộc họ đã giết chết đứa con trai tuấn tú và khôi ngô là hoa quả tình yêu của họ. Đứa bé này chỉ bị sứt môi nhẹ mà thôi. Y khoa hiện nay sẽ dư sức can thiệp để em được trở nên một đứa trẻ bình thường. Nhóm BVSS đã lo chôn cất bé như đám tang của bao trẻ con bình thường khác, ba của nó xin đi theo và anh ta đã rụt rùi hối tiếc, và khi nấm mồ được đắp xong cũng là lúc anh quỳ sụp xuống và giàn dũa nước mắt khóc lóc. Nhưng than ôi! Mọi chuyện đã quá trễ, đứa con trai của họ đã đi vào lòng đất lạnh mang theo nỗi đau là không được chào đời như đời như bao đứa trẻ bình thường khác.
Còn trường hợp chị Lương, quê ở TP.Vinh lại khác. Chị bị u nang trong khi mang thai. Thế là vợ chồng chị quyết định bỏ thai nhi 7 tháng tuổi của mình để giữ gìn sức khoẻ cho mẹ. Khi gặp chúng tôi rồi chị khóc thật nhiều và cảm thấy hối hận. Chị nói: “Nếu tui gặp các anh sớm thì tui để đẻ, chứ “khung mần ri” (không làm đặt thuốc) hại con chi cho tội nghiệp”. Sau đó chị như tỉnh giấc và hiểu được tác hại về việc phá thai và kể từ đó mỗi lần thấy người nào đến phòng để chờ làm thủ tục phá thai là chị khuyên ngăn.Trong chừng một tuần lễ sau đó, chị đã khuyên được 2 cô gái bỏ ý định phá thai về nhà sinh con, một ở Đức Thọ Hà Tĩnh và một ở Quỳnh Lưu Nghệ An. Ngày chúng tôi lên thăm chị và các “bà bầu” trong căn phòng tử thần của bệnh viện Ba Lan, chị đã kể lễ với tôi về những gì chị đã làm như là một “chiến tích”, bù đáp những lỡ lầm của mình. Sự hối tiếc của chị Lương đã biến chị trở thành một nhân chứng về niềm đau của những người mẹ khi phải bỏ đứa con của mình.
Những giọt nước mắt muộn màng vẫn còn đó ý nghĩa của nó vì con người vẫn là những cây sậy yếu đuối, nhưng chất chứa một sức mạnh biết suy tư và chọn lựa. Bỗng tôi nghĩ tới công tác “tư vấn” của chúng tôi đã thất bại triền miên nơi các bệnh viện vẫn còn chất chứa một niềm hy vọng vào sự tác động của ơn thánh Chúa và sự hoàn lương của bao con người lầm lạc.
Ngày 15/06/2008 tôi tới một trung tâm thực hiện công việc phá thai có tiếng ở Tp. Vinh. Một bầu khí rất ảm đạm và buồn tênh diễn ra trước mắt tôi. Những hàng ghế dài chật ních người ngồi xem lẫn những tiếng thở dài não nề của những bà mẹ trong thời kỳ thai nghén. Trong số đó là những phụ nữ chờ khám thai và giải quyết đứa con trong bụng. Tôi đã trổ hết những “món tuyệt chiêu” đã học được từ nhà trường và thầy cô để tiếp cận “xã hội học” với một vài đối tượng mà mình nhắm tới.
Tôi đã gặp Hoa, một cô giáo cấp II, đến từ huyện Diễn Châu. Cô đã có 2 con: một trai và một gái. Hiện tại cô đã có thai được 4 tháng và cô quyết định phái thai. Cô và chồng cô đã quyết định như vậy. Lý do đơn giản là nhà trường cấm không cho sinh con thứ 3. Nếu để đứa bé thì sẽ bị mất nghề dạy học. Tôi đã nói qua cho cô biết về những tác hại của việc phá thai và nhất là quyền được sống của đứa trẻ trong bụng. Cô đã rất hoang mang và nhìn có vẽ luống tiếc và lượng lự, nhưng rồi cô chỉ nghẹn ngào trả lời tôi trong thất vọng: “Em không thể làm trái quy định của nước”.
Ở một bệnh viện khác thuộc TP. Vinh, chúng tôi gặp những trường hợp tương tự. Chị Liên tới đây để phá cái thai 6 tháng tuổi. Một bé trai khỏe mạnh. Lý do để chị và cả gia đình chị quyết định phá thai là thấy mẹ không khỏe lắm trong khi mang thai. Theo chủ quan chúng tôi thấy người mẹ có yếu hơn so với những phụ nữ bình thường, nhưng vẫn có thể giữ được đứa trẻ. Chúng tôi đã khuyên bảo đủ điều, nhằm giữ lại đứa bé khỏe mạnh này. Nhưng gia đình vẫn nghe theo lời của các bác sĩ hơn là chúng tôi. Không biết các bác sĩ ở đây đã tư vấn như thế nào, khuyên bảo điều gì mà họ đã đi đến quyết định bỏ đứa trẻ. Phải chăng những chiếc áo blu trắng đã vấy những vết máu của các em ?
Chúng tôi đã ra về trong thất vọng và mang theo một sự tiếc nuối vì sẽ có thêm một em bé nữa lại bị chính bố mẹ nó cướp mất sự sống. Và như dự đoán, ngày hôm sau chúng tôi đã nhận lại bé trai này trong thùng rác ở nhà vệ sinh của bệnh viện. Nhìn thấy một bé trai đỏ hỏn, có đủ mọi bộ phận của một con người bị bầm dập trong vũng máu, được bọc trong bịch ni lông màu đen. Có lẽ nó sắp được các nhân viên Y tế mang di vứt vào xe rác thải và đem đi vào một bãi rác nào đó trong thành phố. Chúng tôi không che dấu được niềm thương tiếc cho một sinh linh bé nhỏ không thể tự bảo vệ quyền sống cho chính mình, và đã đón nhận em về để lo cho em có được một nấm mồ như những đứa trẻ xấu số khác mà lâu nay chúng tôi đã lượm được từ các bệnh viện.
Trường hợp Chị Thu thì khác, đứa con trong bụng chị đã gần 6 tháng tuổi. Gia đình chị quyết định bỏ đứa bé này vì một lý do rất buồn cười: nếu sinh em bé thì sợ người ta cười chê và các anh chị nó xấu hổ với bạn bè vì nhà sẽ có thêm đứa con thứ 5. Những lý do to hơn mục đích này đã kết liễu sự sống của một bé trai vô tội. Nhưng chính vợ chồng chị Thu lại xem việc bỏ đứa con như chuyện thường ngày ở huyện. Khuôn mặt và những lời đối thoại của họ với chúng tôi trông chẳng có gì là tiếc nuối của một người cha, người mẹ cả. Họ xem việc bỏ đứa con của mình như việc đương nhiên và chính họ là người có đủ quyền để làm điều đó. Chúng tôi đã rất tiếc là không xin được đứa trẻ này để lo chuyện mồ mã cho em. Có lẽ em đang nằm lãnh lẽo và cô quạnh ở một bãi rác ngoại thành nào đó. Càng nghĩ, chúng tôi càng thương thay cho những trẻ em vô tội phải chết một cách oan ức như thế.
Cứ như vậy, mỗi ngày ở thành phố Vinh này lại có thêm hàng trăm bà mẹ, ông bố đã tự cho mình cái quyền giết chết những đứa con của mình một cách không thương tiếc. Chính những áp lực từ bên ngoài, những ý thích ích kỷ cá nhân và những lý do không đâu đã làm cho các ông bố, bà mẹ đi đến những quyết định sai lầm như thế. Hậu quả của hành động phá thai sẽ theo họ suốt cả đời người.
*Những giọt nước mắt muộn màng
Xác suất thành công của việc khuyên ngủ người ta bỏ ý định phá thai là rất ít ỏi. Nhóm BVSS Gioan Phaolô II đã hoạt động được hơn một năm nay, nhưng số người nghe lời tư vấn của các thành viên trong nhóm và bỏ ý định phá thai chỉ đếm đầu ngón tay. Tuy nhiên, trong số những người phớt lờ trước những lời khuyên đó cũng đã có lần rơi lệ và tiếc nuối.
Anh Chị Thanh, quê ở Đô Lương là một ví dụ rõ nhất. Họ đã bỏ qua tất cả những sự tư vấn rất chân tình của nhóm và đã quyết định bỏ đứa con 8 tháng tuổi của mình. Một lý do khiến họ đi đến quyết định này là nghe theo lời bác sĩ: “Thai bị quái dị”. Nhóm BVSS đã đề nghị anh chị để được giúp đỡ và nuôi đưỡng đứa bé nếu nó có mệnh hệ gì. Nhưng họ không nghe theo. Rốt cuộc họ đã giết chết đứa con trai tuấn tú và khôi ngô là hoa quả tình yêu của họ. Đứa bé này chỉ bị sứt môi nhẹ mà thôi. Y khoa hiện nay sẽ dư sức can thiệp để em được trở nên một đứa trẻ bình thường. Nhóm BVSS đã lo chôn cất bé như đám tang của bao trẻ con bình thường khác, ba của nó xin đi theo và anh ta đã rụt rùi hối tiếc, và khi nấm mồ được đắp xong cũng là lúc anh quỳ sụp xuống và giàn dũa nước mắt khóc lóc. Nhưng than ôi! Mọi chuyện đã quá trễ, đứa con trai của họ đã đi vào lòng đất lạnh mang theo nỗi đau là không được chào đời như đời như bao đứa trẻ bình thường khác.
Còn trường hợp chị Lương, quê ở TP.Vinh lại khác. Chị bị u nang trong khi mang thai. Thế là vợ chồng chị quyết định bỏ thai nhi 7 tháng tuổi của mình để giữ gìn sức khoẻ cho mẹ. Khi gặp chúng tôi rồi chị khóc thật nhiều và cảm thấy hối hận. Chị nói: “Nếu tui gặp các anh sớm thì tui để đẻ, chứ “khung mần ri” (không làm đặt thuốc) hại con chi cho tội nghiệp”. Sau đó chị như tỉnh giấc và hiểu được tác hại về việc phá thai và kể từ đó mỗi lần thấy người nào đến phòng để chờ làm thủ tục phá thai là chị khuyên ngăn.Trong chừng một tuần lễ sau đó, chị đã khuyên được 2 cô gái bỏ ý định phá thai về nhà sinh con, một ở Đức Thọ Hà Tĩnh và một ở Quỳnh Lưu Nghệ An. Ngày chúng tôi lên thăm chị và các “bà bầu” trong căn phòng tử thần của bệnh viện Ba Lan, chị đã kể lễ với tôi về những gì chị đã làm như là một “chiến tích”, bù đáp những lỡ lầm của mình. Sự hối tiếc của chị Lương đã biến chị trở thành một nhân chứng về niềm đau của những người mẹ khi phải bỏ đứa con của mình.
Những giọt nước mắt muộn màng vẫn còn đó ý nghĩa của nó vì con người vẫn là những cây sậy yếu đuối, nhưng chất chứa một sức mạnh biết suy tư và chọn lựa. Bỗng tôi nghĩ tới công tác “tư vấn” của chúng tôi đã thất bại triền miên nơi các bệnh viện vẫn còn chất chứa một niềm hy vọng vào sự tác động của ơn thánh Chúa và sự hoàn lương của bao con người lầm lạc.
*Tạm kết
Mùa hè “nóng bỏng” đã qua để lại trong tôi bao dấu ấn và thao thức về quê hương xứ Nghệ trong thời kỳ đô thị hoá. Những dấu ấn về sự “thay da đổi thịt” của quê hương xen lẫn với nhiều mặt trái của nó. Tôi đau nỗi đau của nhiều thai nhi vô tội đã, đang và sẽ bị chính cha mẹ ruột của mình loại bỏ mỗi ngày ở nơi đây. Thương thay cho các em vì rằng các em không thể tự vệ cho chính mình. Bên cạnh đó, tôi cũng bị đánd động rất nhiều về nỗi đau của những mảnh đời lầm lỡ vì đã hành động dại dột mà tôi từng có dịp gặp gỡ và chia sẻ. Thân phận của họ đã bị nhuốm đầy nước mắt và cả máu nữa. Họ cần đến một sự cảm thông và chia sẻ hơn những sự lên án và loại trừ của chúng ta.
Sau hết, tôi cũng bị đánh động bởi tinh thần thiện nguyện phục vụ Chúa và sự sống các thai nhi của các “hai lúa” và các bạn sinh viên trẻ ở thành Vinh. Những người này đang là tấm gương về một đời sống đức tin mãnh liệt trong môi trường nghiệt ngã của quá trình tục hóa trong lòng xã hội Việt Nam hôm nay. Họ đang gõ một tiếng chuông đầy màu sắc ngôn sứ, nhằm cảnh tỉnh chúng ta và nhất là những ai đang dửng dưng chà đạp lên sự sống của con người.
Những ấn tượng khó phai về một xứ Nghệ thời hậu WTO đã gợi lên trong tôi nỗi niềm thao thức về đời sống chứng nhân cho Chúa Kitô trong thế giới hôm nay, nhất là vấn đề bảo vệ sự sống và nhân phẩm của những con người yếu thế và vô tội, đang bị người ta dày xéo và chà đạp một cách bi đát hơn bao giờ hết.
Nghệ Tĩnh, hè 2008
Mùa hè “nóng bỏng” đã qua để lại trong tôi bao dấu ấn và thao thức về quê hương xứ Nghệ trong thời kỳ đô thị hoá. Những dấu ấn về sự “thay da đổi thịt” của quê hương xen lẫn với nhiều mặt trái của nó. Tôi đau nỗi đau của nhiều thai nhi vô tội đã, đang và sẽ bị chính cha mẹ ruột của mình loại bỏ mỗi ngày ở nơi đây. Thương thay cho các em vì rằng các em không thể tự vệ cho chính mình. Bên cạnh đó, tôi cũng bị đánd động rất nhiều về nỗi đau của những mảnh đời lầm lỡ vì đã hành động dại dột mà tôi từng có dịp gặp gỡ và chia sẻ. Thân phận của họ đã bị nhuốm đầy nước mắt và cả máu nữa. Họ cần đến một sự cảm thông và chia sẻ hơn những sự lên án và loại trừ của chúng ta.
Sau hết, tôi cũng bị đánh động bởi tinh thần thiện nguyện phục vụ Chúa và sự sống các thai nhi của các “hai lúa” và các bạn sinh viên trẻ ở thành Vinh. Những người này đang là tấm gương về một đời sống đức tin mãnh liệt trong môi trường nghiệt ngã của quá trình tục hóa trong lòng xã hội Việt Nam hôm nay. Họ đang gõ một tiếng chuông đầy màu sắc ngôn sứ, nhằm cảnh tỉnh chúng ta và nhất là những ai đang dửng dưng chà đạp lên sự sống của con người.
Những ấn tượng khó phai về một xứ Nghệ thời hậu WTO đã gợi lên trong tôi nỗi niềm thao thức về đời sống chứng nhân cho Chúa Kitô trong thế giới hôm nay, nhất là vấn đề bảo vệ sự sống và nhân phẩm của những con người yếu thế và vô tội, đang bị người ta dày xéo và chà đạp một cách bi đát hơn bao giờ hết.
Nghệ Tĩnh, hè 2008
Quang Huyền, OFM
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009
BI KỊCH ĐẦU ĐỜI CỦA BÉ NHẬT ANH
BI KỊCH ĐẦU ĐỜI CỦA BÉ NHẬT ANH
Không được may mắn như bao đứa trẻ khác, bé Nhật Anh cất tiếng khóc chào đời trong bi thương. Nếu những đứa trẻ khác được sinh ra trong chăn ấm, nệm êm, có bàn tay ôm ấp của cha mẹ và những người thân yêu, thì Nhật Anh lại không có được sự hạnh phúc thuở ban đầu đó. Em đã bị cha mẹ từ chối ngay sau khi chào đời và tiếp sau đó là cả một tấn bi bịch đã ập xuống trên sự sống yếu ớt của bé thơ này.
Tôi may mắn được tới thăm Nhật Anh vài lần, được bồng ẳm em vào lòng và nghe được câu chuyện về những ngày đầu đời của em. Xơ Hội, người đã cưu mang và nuôi dưỡng Nhật Anh kể lại. Vào buổi sáng tháng 6/2008, có một thanh niên đang chờ xe buýt ở khu Tam Hà, Thủ Đức, Sài Gòn nghe tiếng trẻ khóc rất yêu ớt gần trạm chờ. Vì tò mò anh ta đã tìm kiếm và gặp thấy một em bé sơ sinh đỏ hỏn, được bọc khăn nằm trong thùng rác công cộng. Kiến bọ đã bu kín cả người em. Em đang dùng hết chút sức tàn để khóc những tiếng khóc cuối cùng.
Chạnh lòng thương, anh bạn đó đã nhặt Nhật Anh ra khỏi rác bụi, nhưng anh không thể giúp đỡ em nhiều hơn thế. Anh đã giao Nhật Anh cho bác xe ôm và những người tò mò đang xúm lại ở đó. Lúc đầu, anh xe ôm này định mang về nuôi, vì anh có 2 con gái và chưa có con trai. Nhưng anh ta ngại em bé sẽ chết, vì em chỉ nặng 1,2 Kg và đang kiệt sức, nên đã định mang đi cho nhà Chùa gần đó. Tình cờ anh đang bế em đi qua mái ấm Nhật Hồng, em bỗng khóc lớn lên rất khác thường. Thấy điều gì đó như níu kéo không cho anh đi xa hơn. Anh đã mang em bé vào cho các Xơ ở đây.
Kể từ đó, các xơ MTG Đủ Đức tìm cánh đưa em vào bệnh viện Nhi Đồng I, để cấp cứu. Tới bệnh viện, các bác sĩ từ chối với lý do “hiểu nhầm” các xơ là những cô gái lỡ lầm không chịu nuôi con và đem con đi “bỏ chợ”. Sự dằng co lâu giờ lại càng nguy hại đến tính mạng của em bé. Nhưng may thay sau đó các xơ đã điện thoại cho một bác sĩ quen đang làm việc ở Nha Trang và nhờ chị can thiệp, nhờ thế họ mới cho Nhật Anh nhập viện.
Nhật Anh, nhập viện trong tình trạng cái chết gần kề “còn nước còn tát”. Em được cấp cứu và nuôi trong lồng kính được ba tuần lễ tại đây. Nhưng mọi chuyện cũng không khả quan cho lắm. Em đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, nhưng không phát triển gì cả. Trong vòng ba tuần lễ ở trong lồng kiếng em chỉ tăng được 5 (gram) mà thôi. Thấy thế, các xơ nghĩ do thiếu hơi người, thiếu tình thương nên em chậm phát triển. Thế là họ quyết định cho em về nhà sống chung với các anh chị ở trong mái ấm của xơ Hội ở Thủ Đức. Kể từ đó, em bé được đặt tên là Nhật Anh và em ngày càng lớn nhanh và ngoan hơn. Tình thương yêu và chăm sóc của các xơ, các anh chị lớn trong mái ấm đã làm cho Nhật Anh lớn lên mỗi ngày.
Đến hôm nay, sau sáu tháng được chăm sóc ở đây Nhât Anh đã được 6 kg. Một em bé mú mẫm, dễ thương và nhìn rất thông minh lanh lợi. Hy vọng rằng tương lai của Nhật Anh sẽ là những chuỗi ngày hạnh phúc trong mái ấm của các xơ; em sẽ được chăm sóc, giáo dục, lớn lên và cất bước vào đời như bao đứa trẻ khác.
Từ câu chuyện về tấn bi kịch đầu đời của Nhật Anh, tôi liên tưởng tới những đứa trẻ khác trên đất nước Việt Nam đang bị cha mẹ từ chối mỗi ngày. Có rất đông các sinh linh bé nhỏ không được hạnh phúc cất tiếng khóc chào đời như Nhật Anh. Các em đã bị chính cha mẹ ruột của mình bóp chết từ trong trứng nước. Quyền sống của các em đã bị người lớn cướp đi một cách rất đáng thương. Chính sự ích kỷ, không tình yêu là nguyên nhân dẫn người ta đến chỗ chà đạp lên tính mạng của bao trẻ thơ yếu ớt và vô tội.
Rất nhiều các cha mẹ tự cho mình cái quyền trên mạng sống của con cái mình. Họ lầm tưởng họ hành động đúng và không mảy may biết rằng: quyền sống của con người đến từ Thiên Chúa và họ chỉ là người “thợ” cộng tác với Ngài trong việc sinh thành và dưỡng dục, chứ không có quyền chi trên mạng sống của các em. Vì lẽ đó, sự sống các trẻ thơ cần được bảo vệ. Các em có quyền được chào đời, được chăm sóc và yêu thương. Sự hiện hữu của các em là tương lai của Giáo hội và xã hội loài người. Nếu người lớn ý thức bổn phận của mình, thì có biết bao những Nhật Anh khác sẽ được chào đời, lớn lên và trở thành niềm hy vọng của gia đình và xã hội.
Bi kịch đầu đời của bé Nhật Anh là kiếng chuông não nề đang văng vẳng cất lên bên cõi lòng những người còn có lương tri. Thiết nghĩ, chúng ta là những người may mắn hơn Nhật Anh và hơn vô vàn các thai nhi vô tội khác đã không được chào đời; chúng ta được hiện hữu trên cõi đời này nhờ tình yêu thương và chỡ che của cha mẹ và những người khác.
Hôm nay, đến lượt chúng ta là những Kitô hữu, chứng nhân Tin Mừng sự sống của Chúa Kitô, chúng ta không thể bàng quang trước những hành xử sai lầm của các bậc cha mẹ vô tâm với con cái, mà cần phải chung tay bảo vệ sự sống thánh thiêng của các trẻ thơ vô tội, các em là những con người không có khả năng tự bảo vệ mạng sống cho chính mình.
Quang Huyền.OFM
Không được may mắn như bao đứa trẻ khác, bé Nhật Anh cất tiếng khóc chào đời trong bi thương. Nếu những đứa trẻ khác được sinh ra trong chăn ấm, nệm êm, có bàn tay ôm ấp của cha mẹ và những người thân yêu, thì Nhật Anh lại không có được sự hạnh phúc thuở ban đầu đó. Em đã bị cha mẹ từ chối ngay sau khi chào đời và tiếp sau đó là cả một tấn bi bịch đã ập xuống trên sự sống yếu ớt của bé thơ này.
Tôi may mắn được tới thăm Nhật Anh vài lần, được bồng ẳm em vào lòng và nghe được câu chuyện về những ngày đầu đời của em. Xơ Hội, người đã cưu mang và nuôi dưỡng Nhật Anh kể lại. Vào buổi sáng tháng 6/2008, có một thanh niên đang chờ xe buýt ở khu Tam Hà, Thủ Đức, Sài Gòn nghe tiếng trẻ khóc rất yêu ớt gần trạm chờ. Vì tò mò anh ta đã tìm kiếm và gặp thấy một em bé sơ sinh đỏ hỏn, được bọc khăn nằm trong thùng rác công cộng. Kiến bọ đã bu kín cả người em. Em đang dùng hết chút sức tàn để khóc những tiếng khóc cuối cùng.
Chạnh lòng thương, anh bạn đó đã nhặt Nhật Anh ra khỏi rác bụi, nhưng anh không thể giúp đỡ em nhiều hơn thế. Anh đã giao Nhật Anh cho bác xe ôm và những người tò mò đang xúm lại ở đó. Lúc đầu, anh xe ôm này định mang về nuôi, vì anh có 2 con gái và chưa có con trai. Nhưng anh ta ngại em bé sẽ chết, vì em chỉ nặng 1,2 Kg và đang kiệt sức, nên đã định mang đi cho nhà Chùa gần đó. Tình cờ anh đang bế em đi qua mái ấm Nhật Hồng, em bỗng khóc lớn lên rất khác thường. Thấy điều gì đó như níu kéo không cho anh đi xa hơn. Anh đã mang em bé vào cho các Xơ ở đây.
Kể từ đó, các xơ MTG Đủ Đức tìm cánh đưa em vào bệnh viện Nhi Đồng I, để cấp cứu. Tới bệnh viện, các bác sĩ từ chối với lý do “hiểu nhầm” các xơ là những cô gái lỡ lầm không chịu nuôi con và đem con đi “bỏ chợ”. Sự dằng co lâu giờ lại càng nguy hại đến tính mạng của em bé. Nhưng may thay sau đó các xơ đã điện thoại cho một bác sĩ quen đang làm việc ở Nha Trang và nhờ chị can thiệp, nhờ thế họ mới cho Nhật Anh nhập viện.
Nhật Anh, nhập viện trong tình trạng cái chết gần kề “còn nước còn tát”. Em được cấp cứu và nuôi trong lồng kính được ba tuần lễ tại đây. Nhưng mọi chuyện cũng không khả quan cho lắm. Em đã thoát khỏi cơn nguy hiểm, nhưng không phát triển gì cả. Trong vòng ba tuần lễ ở trong lồng kiếng em chỉ tăng được 5 (gram) mà thôi. Thấy thế, các xơ nghĩ do thiếu hơi người, thiếu tình thương nên em chậm phát triển. Thế là họ quyết định cho em về nhà sống chung với các anh chị ở trong mái ấm của xơ Hội ở Thủ Đức. Kể từ đó, em bé được đặt tên là Nhật Anh và em ngày càng lớn nhanh và ngoan hơn. Tình thương yêu và chăm sóc của các xơ, các anh chị lớn trong mái ấm đã làm cho Nhật Anh lớn lên mỗi ngày.
Đến hôm nay, sau sáu tháng được chăm sóc ở đây Nhât Anh đã được 6 kg. Một em bé mú mẫm, dễ thương và nhìn rất thông minh lanh lợi. Hy vọng rằng tương lai của Nhật Anh sẽ là những chuỗi ngày hạnh phúc trong mái ấm của các xơ; em sẽ được chăm sóc, giáo dục, lớn lên và cất bước vào đời như bao đứa trẻ khác.
Từ câu chuyện về tấn bi kịch đầu đời của Nhật Anh, tôi liên tưởng tới những đứa trẻ khác trên đất nước Việt Nam đang bị cha mẹ từ chối mỗi ngày. Có rất đông các sinh linh bé nhỏ không được hạnh phúc cất tiếng khóc chào đời như Nhật Anh. Các em đã bị chính cha mẹ ruột của mình bóp chết từ trong trứng nước. Quyền sống của các em đã bị người lớn cướp đi một cách rất đáng thương. Chính sự ích kỷ, không tình yêu là nguyên nhân dẫn người ta đến chỗ chà đạp lên tính mạng của bao trẻ thơ yếu ớt và vô tội.
Rất nhiều các cha mẹ tự cho mình cái quyền trên mạng sống của con cái mình. Họ lầm tưởng họ hành động đúng và không mảy may biết rằng: quyền sống của con người đến từ Thiên Chúa và họ chỉ là người “thợ” cộng tác với Ngài trong việc sinh thành và dưỡng dục, chứ không có quyền chi trên mạng sống của các em. Vì lẽ đó, sự sống các trẻ thơ cần được bảo vệ. Các em có quyền được chào đời, được chăm sóc và yêu thương. Sự hiện hữu của các em là tương lai của Giáo hội và xã hội loài người. Nếu người lớn ý thức bổn phận của mình, thì có biết bao những Nhật Anh khác sẽ được chào đời, lớn lên và trở thành niềm hy vọng của gia đình và xã hội.
Bi kịch đầu đời của bé Nhật Anh là kiếng chuông não nề đang văng vẳng cất lên bên cõi lòng những người còn có lương tri. Thiết nghĩ, chúng ta là những người may mắn hơn Nhật Anh và hơn vô vàn các thai nhi vô tội khác đã không được chào đời; chúng ta được hiện hữu trên cõi đời này nhờ tình yêu thương và chỡ che của cha mẹ và những người khác.
Hôm nay, đến lượt chúng ta là những Kitô hữu, chứng nhân Tin Mừng sự sống của Chúa Kitô, chúng ta không thể bàng quang trước những hành xử sai lầm của các bậc cha mẹ vô tâm với con cái, mà cần phải chung tay bảo vệ sự sống thánh thiêng của các trẻ thơ vô tội, các em là những con người không có khả năng tự bảo vệ mạng sống cho chính mình.
Quang Huyền.OFM
ĐÔI ĐIỀU VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ SỰ SỐNG
ĐÔI ĐIỀU VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ SỰ SỐNG
Ở XỨ NGHỆ
Hoạt động bảo vệ sự sống diễn ra ở Việt Nam hơn cả chục năm nay. Riêng ở xứ Nghệ thì hoạt động này chỉ mới diễn ra trong vài năm trở lại đây. Từ thực trạng xã hội trong quá trình đô thị hóa cùng với những mặt trái của nó đã và đang làm băng hoại đời sống đạo đức của nhiều người, nhất là người trẻ. Trong số đố, tệ nạn phá thai là vấn đề nóng bỏng và gây nhiều bức xúc cho những người có lương tri.
Trước tình cảnh đó, có một số giáo dân ở giáo xứ Yên Dại đã quy tụ lại và cộng tác với nhau, mày mò và chập chững bước vào công việc rất ý nghĩa và cũng không thiếu phần khó khăn này. Nhưng những gì họ đã và đang thực hiện vì sự sống của các thai nhi vô tội là điều đáng được ghi nhận.
1.Giết hại sự sống ở xứ Nghệ - Một thực trạng đau lòng
Trong những năm gần đây việc phá thai ở xứ Nghệ đã trở thành một thực trạng đau lòng đối với nhiều người. Hiện nay các bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã mọc lên như nấm ở Vinh và Hà Tĩnh. Riêng ở Vinh đã có hơn 10 bệnh viện thực hiện dịch vụ nạo phá thai. Ngoài ra, còn có hàng chục dịch vụ tư nhân tham gia vào công việc này.
Ước tính trung bình ở Vinh mỗi ngày có khoảng 300-500 ca nạo phá thai. Như thế, mỗi ngày có khoảng 300-500 đứa trẻ bị chính cha mẹ của mình giết chết.
Các nguyên nhân chính mà các bà mẹ đi đến quyết định phá thai là thực hiện chính sánh kế hoạch hóa gia đình của nhà nước, và lỡ lầm do cuộc sống buông thả và thác loạn về tình dục. Hiện nay trung bình mỗi ngày các thành viên trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II gom và chôn cất từ 20-50 thai nhi trên phạm vi Nghệ An và Hà Tĩnh. Một con số thật khiêm tốn so với con số thực tế ở địa phương này, nhưng đây là một cố gắng của các anh chị trong nhóm, vì công việc của họ đang bị người ta hiểu nhầm và lên án.
2.Những tấm lòng thiện chí giữa một thế giới không hiểu họ
Khoảng 2 năm trước đây, Anh Nguyễn Hữu Chắc có dịp tiếp cận cuộc sống ở xứ Nghệ. Anh đã rong ruỗi trong nhiều tháng trời để nhận diện các vấn đề đang diễn ra ở đây. Anh đã thâm nhập vào trong đời sống của người dân, nhất là giới tri thức và sinh viên. Cuối cùng anh đã quyết định cùng với một số các anh chị em thiện chí khác lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho sự sống của các thai nhi.
Vạn sự khởi đầu nan, mọi chuyện bắt đầu diễn ra trong muôn vàn khó khăn. Họ như những người đang sống trong một thế giới không hiểu họ.
Chứng kiến những việc làm trông có vẽ ngây ngô và lãng phí thời gian của nhóm, nhiều người cả lương dân và công giáo đều hiểu nhầm và lên án họ. Các bác sĩ và một số người dân xem công việc tư vấn của nhóm ở các bệnh viện và các trung tâm là việc làm đáng kinh tởm, nếu không muốn nói là điên khùng. Một số người khác cho rằng hành động phá thai là chuyện riêng của họ và việc làm này giúp họ giảm số con và gia đình họ sẽ hạnh phúc. Can ngăn, khuyên bảo họ đừng phá thai là hành động cản trở không cho họ hạnh phúc và là việc làm thất đức. Từ cái nhìn phiến diện đó, họ đã tìm cách ngăn cản và xua đuổi các thành viên của nhóm khi họ tiếp cận với người đến phá thai. Hơn thế nữa, họ tìm mọi cách để vu khống cho nhóm. Họ coi việc làm này là chống lại chính sách của Nhà nước hay tay sai của một nhóm kỳ dị nào đó. Một số khác lại nghi ngờ các thành viên trong nhóm lượm xác các thai nhi để bán cho Trung Quốc…
Người công giáo thì coi nhóm này là một nhóm lạc đạo, vì họ đọc kinh cầu nguyện cho các thai nhi, tìm mọi cách để tuyên truyền cho mọi người biết quý trọng sự sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội. Đòn tấn công của những người chủ trương loại trừ là rêu rao, tìm mọi cách và dùng mọi lời nói để làm nhụt chí các thành viên của nhóm. Trước các trở ngại như thế, thì tinh thần của các anh chị trong nhóm càng vững vàng hơn và họ xác tín hơn về công việc thánh thiêng mà họ đang cộng tác với Chúa để bảo vệ sự sống của con người.
Cuối cùng, nhiều người cũng đã nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của công việc bảo vệ sự sống và tinh thần đầy thiện chí của nhóm và bắt đầu quay lại ủng hộ nhóm.
3.Vượt qua những khó khăn vì sự sống của con người
Sống trong một thế giới không hiểu họ, Nhóm Bảo Vệ Sự Sống vẫn kiên trì và tiếp tục công việc của mình. Sự kiên trì và chịu khó trong công việc và nhất là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa đã dẫn đưa nhóm tới những hành động cụ thể để bênh vực cho sự sống của con người.
Chứng kiến những việc làm tốt lành của anh chị em trong nhóm với những người bất hạnh và những thai nhi vô tội, nhiều người trước đây chống đối hoặc dửng dưng với nhóm đã trở lại ủng hộ nhóm.
Về phía các bác sĩ, ở một số bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã “bắt tay” với nhóm trong việc này, bằng cách “làm thinh” cho nhóm hoạt động lượm các thai nhi trong các thùng rác. Thậm chí có một số bác sĩ còn gọi điện, nhắn tin cho nhóm tới nhận các thai nhi hoặc giúp đỡ các thai phụ không muốn bỏ con mình.
Về phía Giáo hội, các linh mục trong địa phận đã lên tiếng ủng hộ nhóm và tìm mọi cách giúp đỡ nhóm về cả vật chất và tinh thần. Gần đây cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước đã “làm bạn” và đồng hành với nhóm. Nhờ sự quan tâm của ngài, các thành viên như có thêm một sự động viên quý báu cho công việc của mình. Các anh chị em trong nhóm ngày càng xác tin hơn vào giá trị tốt lành của công việc mình đang làm, và nhất là qua đó họ muốn gõ những tiếng chuông ngân, thức tỉnh bao tâm hồn đang lạc lối, tìm về với giá trị của Tin Mừng.
Cuối cùng, phải kể đến sự hy sinh âm thầm cầu nguyện của bà con giáo dân trong giáo phận. Nhờ sự hy sinh này mà nhóm đã xây dựng được hai Nghĩa Trang Anh Hài ở Hà Tĩnh để chôn cất các em. Ngoài ra phải nhắc đến sự hy sinh giúp đỡ của các gia đình và các nhà tình thương đã và đang cưu mang các thai phụ trong thời gian sinh nở và các cháu bị mẹ chúng bỏ lại sau khi sinh.
4.Thay lời kết
Khi viết đôi điều về Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Vinh, tôi nhận thấy đây là một công việc tốt lành và rất có nghĩa trong việc bảo vệ và tôn trọng sự sống và phẩm giá của con người trong một nền văn hóa sự chết, nhất là sự sống của các thai nhi vô tội.Các thành viên trong nhóm đã ý thức được rằng họ đang cộng tác với Thiên Chúa trong công việc thánh thiêng này. Chính Thiên Chúa đã khởi sự và đang đồng hành với nhóm, để họ làm công việc của Ngài. Tuy vậy, nhóm Bảo Vệ Sự Sống hiện đang còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện để hoạt động, nhất là kinh phí để nuôi dưỡng các thai phụ vá các cháu sơ sinh mà mẹ các em không thể nuôi các em trong điều kiện cuộc sống hiện tại. Chính vì thế, nhóm đang rất mong nhận được những đôi tay quảng đại của các ân nhân và tổ chức muốn cộng tác với Thiên Chúa trong cộng việc tốt lành mà Ngài đã khởi sự nơi mãnh đất xứ Nghệ này.
Ở XỨ NGHỆ
Hoạt động bảo vệ sự sống diễn ra ở Việt Nam hơn cả chục năm nay. Riêng ở xứ Nghệ thì hoạt động này chỉ mới diễn ra trong vài năm trở lại đây. Từ thực trạng xã hội trong quá trình đô thị hóa cùng với những mặt trái của nó đã và đang làm băng hoại đời sống đạo đức của nhiều người, nhất là người trẻ. Trong số đố, tệ nạn phá thai là vấn đề nóng bỏng và gây nhiều bức xúc cho những người có lương tri.
Trước tình cảnh đó, có một số giáo dân ở giáo xứ Yên Dại đã quy tụ lại và cộng tác với nhau, mày mò và chập chững bước vào công việc rất ý nghĩa và cũng không thiếu phần khó khăn này. Nhưng những gì họ đã và đang thực hiện vì sự sống của các thai nhi vô tội là điều đáng được ghi nhận.
1.Giết hại sự sống ở xứ Nghệ - Một thực trạng đau lòng
Trong những năm gần đây việc phá thai ở xứ Nghệ đã trở thành một thực trạng đau lòng đối với nhiều người. Hiện nay các bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã mọc lên như nấm ở Vinh và Hà Tĩnh. Riêng ở Vinh đã có hơn 10 bệnh viện thực hiện dịch vụ nạo phá thai. Ngoài ra, còn có hàng chục dịch vụ tư nhân tham gia vào công việc này.
Ước tính trung bình ở Vinh mỗi ngày có khoảng 300-500 ca nạo phá thai. Như thế, mỗi ngày có khoảng 300-500 đứa trẻ bị chính cha mẹ của mình giết chết.
Các nguyên nhân chính mà các bà mẹ đi đến quyết định phá thai là thực hiện chính sánh kế hoạch hóa gia đình của nhà nước, và lỡ lầm do cuộc sống buông thả và thác loạn về tình dục. Hiện nay trung bình mỗi ngày các thành viên trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolo II gom và chôn cất từ 20-50 thai nhi trên phạm vi Nghệ An và Hà Tĩnh. Một con số thật khiêm tốn so với con số thực tế ở địa phương này, nhưng đây là một cố gắng của các anh chị trong nhóm, vì công việc của họ đang bị người ta hiểu nhầm và lên án.
2.Những tấm lòng thiện chí giữa một thế giới không hiểu họ
Khoảng 2 năm trước đây, Anh Nguyễn Hữu Chắc có dịp tiếp cận cuộc sống ở xứ Nghệ. Anh đã rong ruỗi trong nhiều tháng trời để nhận diện các vấn đề đang diễn ra ở đây. Anh đã thâm nhập vào trong đời sống của người dân, nhất là giới tri thức và sinh viên. Cuối cùng anh đã quyết định cùng với một số các anh chị em thiện chí khác lên tiếng bảo vệ và bênh vực cho sự sống của các thai nhi.
Vạn sự khởi đầu nan, mọi chuyện bắt đầu diễn ra trong muôn vàn khó khăn. Họ như những người đang sống trong một thế giới không hiểu họ.
Chứng kiến những việc làm trông có vẽ ngây ngô và lãng phí thời gian của nhóm, nhiều người cả lương dân và công giáo đều hiểu nhầm và lên án họ. Các bác sĩ và một số người dân xem công việc tư vấn của nhóm ở các bệnh viện và các trung tâm là việc làm đáng kinh tởm, nếu không muốn nói là điên khùng. Một số người khác cho rằng hành động phá thai là chuyện riêng của họ và việc làm này giúp họ giảm số con và gia đình họ sẽ hạnh phúc. Can ngăn, khuyên bảo họ đừng phá thai là hành động cản trở không cho họ hạnh phúc và là việc làm thất đức. Từ cái nhìn phiến diện đó, họ đã tìm cách ngăn cản và xua đuổi các thành viên của nhóm khi họ tiếp cận với người đến phá thai. Hơn thế nữa, họ tìm mọi cách để vu khống cho nhóm. Họ coi việc làm này là chống lại chính sách của Nhà nước hay tay sai của một nhóm kỳ dị nào đó. Một số khác lại nghi ngờ các thành viên trong nhóm lượm xác các thai nhi để bán cho Trung Quốc…
Người công giáo thì coi nhóm này là một nhóm lạc đạo, vì họ đọc kinh cầu nguyện cho các thai nhi, tìm mọi cách để tuyên truyền cho mọi người biết quý trọng sự sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội. Đòn tấn công của những người chủ trương loại trừ là rêu rao, tìm mọi cách và dùng mọi lời nói để làm nhụt chí các thành viên của nhóm. Trước các trở ngại như thế, thì tinh thần của các anh chị trong nhóm càng vững vàng hơn và họ xác tín hơn về công việc thánh thiêng mà họ đang cộng tác với Chúa để bảo vệ sự sống của con người.
Cuối cùng, nhiều người cũng đã nhận ra ý nghĩa tốt đẹp của công việc bảo vệ sự sống và tinh thần đầy thiện chí của nhóm và bắt đầu quay lại ủng hộ nhóm.
3.Vượt qua những khó khăn vì sự sống của con người
Sống trong một thế giới không hiểu họ, Nhóm Bảo Vệ Sự Sống vẫn kiên trì và tiếp tục công việc của mình. Sự kiên trì và chịu khó trong công việc và nhất là lòng tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa đã dẫn đưa nhóm tới những hành động cụ thể để bênh vực cho sự sống của con người.
Chứng kiến những việc làm tốt lành của anh chị em trong nhóm với những người bất hạnh và những thai nhi vô tội, nhiều người trước đây chống đối hoặc dửng dưng với nhóm đã trở lại ủng hộ nhóm.
Về phía các bác sĩ, ở một số bệnh viện và phòng mạch tư nhân đã “bắt tay” với nhóm trong việc này, bằng cách “làm thinh” cho nhóm hoạt động lượm các thai nhi trong các thùng rác. Thậm chí có một số bác sĩ còn gọi điện, nhắn tin cho nhóm tới nhận các thai nhi hoặc giúp đỡ các thai phụ không muốn bỏ con mình.
Về phía Giáo hội, các linh mục trong địa phận đã lên tiếng ủng hộ nhóm và tìm mọi cách giúp đỡ nhóm về cả vật chất và tinh thần. Gần đây cha Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước đã “làm bạn” và đồng hành với nhóm. Nhờ sự quan tâm của ngài, các thành viên như có thêm một sự động viên quý báu cho công việc của mình. Các anh chị em trong nhóm ngày càng xác tin hơn vào giá trị tốt lành của công việc mình đang làm, và nhất là qua đó họ muốn gõ những tiếng chuông ngân, thức tỉnh bao tâm hồn đang lạc lối, tìm về với giá trị của Tin Mừng.
Cuối cùng, phải kể đến sự hy sinh âm thầm cầu nguyện của bà con giáo dân trong giáo phận. Nhờ sự hy sinh này mà nhóm đã xây dựng được hai Nghĩa Trang Anh Hài ở Hà Tĩnh để chôn cất các em. Ngoài ra phải nhắc đến sự hy sinh giúp đỡ của các gia đình và các nhà tình thương đã và đang cưu mang các thai phụ trong thời gian sinh nở và các cháu bị mẹ chúng bỏ lại sau khi sinh.
4.Thay lời kết
Khi viết đôi điều về Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Vinh, tôi nhận thấy đây là một công việc tốt lành và rất có nghĩa trong việc bảo vệ và tôn trọng sự sống và phẩm giá của con người trong một nền văn hóa sự chết, nhất là sự sống của các thai nhi vô tội.Các thành viên trong nhóm đã ý thức được rằng họ đang cộng tác với Thiên Chúa trong công việc thánh thiêng này. Chính Thiên Chúa đã khởi sự và đang đồng hành với nhóm, để họ làm công việc của Ngài. Tuy vậy, nhóm Bảo Vệ Sự Sống hiện đang còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện để hoạt động, nhất là kinh phí để nuôi dưỡng các thai phụ vá các cháu sơ sinh mà mẹ các em không thể nuôi các em trong điều kiện cuộc sống hiện tại. Chính vì thế, nhóm đang rất mong nhận được những đôi tay quảng đại của các ân nhân và tổ chức muốn cộng tác với Thiên Chúa trong cộng việc tốt lành mà Ngài đã khởi sự nơi mãnh đất xứ Nghệ này.
Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2009
Mái Ấm Hy vọng Bãi Giếng Nam cho trẻ mồ côi tàn tật
Mái Ấm Hy vọng Bãi Giếng Nam cho trẻ mồ côi tàn tật
NHA TRANG - Trong thời đại toàn cầu hóa, người ta tranh đua nhau làm kinh tế và họ rỉ tai nhau rằng: “Đầu tư vào giáo dục thì không bao giờ thua lỗ”, thế là các trường học, các trung tâm dạy học mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu của người dân, nhưng ở các nơi ấy không có nhiều chỗ cho người nghèo. Thế nhưng ở một khóc khuất nào đó của xã hội, chúng ta cũng thấy mọc lên những mái ấm từ thiện phục vụ cho trẻ em nghèo, tàn tật. Mỗi mái ấm có những ý hướng và đối tượng phục vụ khác nhau, nhưng đều có chung mục tiêu là thăng tiến cuộc sống cho các trẻ em nghèo và trẻ em bệnh tật. MÁI ẤM HY VỌNG BÃI GIẾNG NAM –NHA TRANG (MAHV) do các Nữ tu dòng Mến Thánh Giá - Nha Trang phụ trách đã được thành hình với mục tiêu cao đẹp đó.
Vùng quê Bãi Giếng Nam, Cam Đức, Cam Lâm, thuộc Giáo xứ Hòa Bình, Giáo Phận Nha Trang là một vùng quê nghèo của Tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây, có số giáo dân khỏang 800 người, phần lớn còn lại là lương dân, họ là dân di cư từ Quãng Trạch, Quãng Bình vào từ năm 1990 và những năm sau đó. Người dân kiếm sống bằng nghề chài lưới ven biển, do đó kinh tế rất khó khăn, cái nghèo dẫn đến sức khỏe kém, trình độ học vấn thấp và hiện nay còn nhiều người người mù chữ. Người dân phải vật lộn với “biển khơi” để kiếm cơm áo cho gia đình. Nhưng không may thay trong số họ lại có những gia đình có con cái bị tật nguyền. Bệnh tật của con cái lại kéo gì đôi vai của họ xuống thấp hơn, đời sống nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn. Đáng thương nhất là những đứa trẻ tàn tật và mồ côi. Các cháu không có được sự chăm sóc cần thiết về sức khỏe và tinh thần, không được gia đình quan tâm giúp đỡ, để có thể phát triển như các trẻ bình thường khác. Bất hạnh hơn nữa là một trong số các cháu tật nguyền đó đã bị cha mẹ hắt hủi, bỏ bê và thậm chí từ chối.Chứng kiến những cảnh đời thơ dại đáng thương tâm đó, các Nữ tu dòng MTG Nha Trang đã nghĩ đến việc quy tụ các cháu lại để nuôi dạy và chăm sóc. Thế là MAHV được khởi công từ 15/11/2004 và hoàn tất ngày 19/03/2005.Mục tiêu của MAHV là đón nhận, nuôi dưỡng và giáo dục những trẻ em Mồ côi, Khuyết và dị tật của những gia đình nghèo, neo đơn. Tạo cho các cháu kém may mắn có nơi để học hành, vui chơi và chăm sóc tốt hơn, giúp các cháu phát triển về thể lý và tinh thần như những đứa trẻ bình thường khác; đồng thời góp phần thoa dịu nỗi đau, sự thiệt thòi của các cháu, giúp các cháu hòa nhập được với cộng đồng, xã hội bên ngòai. Với mục tiêu đó, MAHV mở rộng vòng tay để đón nhận tất cả các cháu mồ côi, bệnh tật, bị bỏ rơi, không phân biệt thành phần tôn giáo.Tuy còn mon trẻ, nhưng MAHV đang cưu mang và nuôi dạy 30 cháu. Các cháu là trẻ mồ côi, trẻ bị bệnh Đao, Bãi Não, Câm Điếc, Tâm Thần và chậm phát triển. Các cháu này đ61n từ các gia đình Công Giáo, Phật giáo, lương dân.Được biết, hiên nay MAHV tình thương này được phục vụ bởi ba Nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá - Nha Trang. Các Nữ tu này đã và đang dấn thân để ươm mầm hy vọng tương lai cho các cháu. Các Xơ chỉ có mong muốn đơn giản là bù đáp cho các cháu những thiệt thòi về mặt xã hội và nhất là sự thiếu vắng tình yêu thương từ gia đình và cha mẹ các em. Nhờ tình yêu thương chăm sóc của những “người mẹ thứ hai” này, các cháu ngày càng khôn lớn, phát triển và linh họat hơn. Nữ tu Nguyễn Thị Hương, phụ trách mái ấm tâm sự: “Các cháu trong mái ấm đã bước đầu có được sự phát triển tốt về sức khỏe, còn chuyện học hành thì phải kiên nhẫn chờ đợi thôi”. Đúng vậy, khi được ở mái ấm này, các cháu có cơ hội để phát triển tốt hơn về mọi mặt, nhất là vấn đề sức khỏe. Tuy vậy, trong mái ấm có những cháu đã 13 - 15 tuổi, nhưng khả năng trí tuệ của các cháu rất khiêm tốn, nhất là những cháu bị bệnh Đao và Tâm Thần. Hiên nay, cả mái ấm chỉ có một cháu biết đọc và viết chữ, một ít cháu biết đọc, một ít cháu khác nữa biết múa hát và còn lại thì đang phải chờ đợi. Món quà lớn nhất cho các Nữ tu và những người quan tâm đến các cháu là sự linh hoạt, vui vẽ, hồn nhiên của các cháu kém may mắn này, dầu cho những tháng ngày sắp tới của các cháu vẫn mờ mịt. Những nụ cười “ngây ngô” trên khuôn mặt thơ dại của các cháu giờ đây lại trở thành những động lực để các Nữ tu ở đây nuôi dưỡng niềm hy vọng vào tương lai của chác cháu. Bằng tấm lòng bao dung của những người thánh hiến, họ nhận ra rằng các cháu là những đứa trẻ đáng được yêu thương chăm sóc và giáo dục như bao trẻ khác. Hơn nữa, các cháu là những Đức Kitô nghèo khổ, bệnh tật đang cần đến sự giúp đỡ của họ hơn bao giờ hết.Mặc dầu vậy, để việc chăm sóc các cháu được duy trì tốt ngoài tấm lòng còn cần đến sự động viện, giúp đỡ và cộng tác của nhiều người. Hiện nay MAHV đang cần có những điều kiện tối thiểu để phục vụ việc nuôi dạy các cháu. Nữ tu Nguyễn Thị Hương chia sẻ: “Điều kiện chăm sóc các cháu ở mái ấm hiện nay rất eo hẹp, vì các cháu vào đây hầu như miễm phí hòan toàn. Chúng tôi mong ước làm sao có điều kiện để các cháu được khám bệnh định kỳ hằng tnág, tiện việc chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh cách khoa học hơn”. Bên cạnh đó, nữ tu này cũng trăn trở về sự thiếu thốn kinh phí để chăm sóc các cháu: “Nhớ lại, Tết vừa qua, các cháu không có bánh chưng, bánh tét để ăn, không có đủ quần áo mới để mặc, thấy mà thương, nhưng “cái khó đành bó cái khôn”.Cuộc sống của các cô trò trong MAHV vẫn còn chật vật, nhưng tình yêu thương giữa họ lại lớn hơn, một tình yêu có khả năng ươm trồng những tia hy vọng cho những đứa trẻ bất hạnh dù cho nó rất mong manh. Đó là lý do để chúng ta hy vọng cho mái ấm này ngày càng lớn lên trong ơn thánh Chúa và sự cộng tác của nhiều tổ chức và cá nhân có tấm lòng yêu qúy các trẻ mồ côi và bệnh tật.
Ước mong rằng như ý nghĩa của tên gọi, MAHV sẽ mãi là một ngôi nhà ấm cúng, tràn ngập tình yêu thương. Ở đó, các cháu sẽ được lớn lớn như những nầm non hy vọng của gia đình và xã hội, nhờ sự chăm sóc yêu thương và bảo bọc bởi bàn tay của các Nữ tu, và sự sưởi ấm bởi tấm lòng nhân ái của nhiều ân nhân xa gần.Bằng cái nhìn đức tin, chúng ta luôn tin rằng sự khiếm khuyết của các cháu không phải lỗi của các cháu cũng không phải lỗi của cha mẹ các cháu, nhưng là để qua các cháu Thiên Chúa được tôn vinh; vì lẽ đó, những tật bệnh và khiếm khuyết của các cháu là “lỗ hổng”, để chúng ta “lấp đầy” bằng tình yêu thương như Chúa đã dạy “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,41).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)